Hàng rào phi thuế quan

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing mix cho sản phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội Xuất khẩu vào thị trường Mỹ (Trang 33 - 35)

Quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo luật tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài đều chịu sự điều tiết của các luật Liên bang như: Luật về Thực phẩm-Dược phẩm, Luật về Bao bì và Nhãn hàng và một số phần của luật về Dịch vụ y tế. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang thì mỗi bang hoặc khu hành chính đều có hệ thống pháp luật và các quy định riêng.

Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, độ an toàn ...như các sản phẩm nội địa. Riêng với các sản phẩm thuỷ sản, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì phải áp dụng tiêu chuẩn HACCP cho các sản phẩm của mình.

HACCP là một tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo cách tiếp cận mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. US FDA là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tiêu chuẩn HACCP.

Các quy định về kiểm dịch: bao gồm các quy định về chất phụ gia, chất kháng sinh và phẩm mầu thực phẩm.

Quy định về nhãn mác

Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép một nhãn hiệu đã đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ.

Kể từ ngày 1/1/2006, bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa các thành phần trong đó có protein trong cá và thuỷ sản có vỏ sẽ phải được ghi nhãn rõ ràng theo quy định mới của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA)  Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

Thị trường Mỹ thường yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này thực hiện một số tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, trong đó quan trọng nhất là tiêu chuẩn SA800. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là cải thiện điều kiện lao động cho người lao động trên quy mô toàn cầu.

Quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi

Mỹ đưa ra một số luật chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường có sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với những nước xuất khẩu vào thị trường này.

Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bị tiệt chủng: theo luật này thì Mỹ cấm nhập khẩu một số loài được cho là đang có nguy cơ bị tiệt chủng.

Luật bảo vệ động vật hoang dã

Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét

Gần đây Mỹ cũng đã cấm nhập khẩu tôm tự nhiên.  . Quy định liên quan đến bình đẳng thương mại

- Luật chống bán phá giá

Luật này quy định những biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia hay một doanh nghiệp đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá thành của sản phẩm đó. Luật chống bán phá giá còn cho phép các doanh nghiệp của Mỹ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba.

Luật thuế chống bán phá giá được sử dụng rộng rãi hơn Luật thuế chống trợ giá. Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng hoá khi nó được xác định là hàng nước ngoài đã hoặc sẽ bán phá giá vào thị trường Mỹ

với giá “ thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Mỹ thấp hơn giá bán của hàng hoá đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ ba thay thế thích hợp.

- Chống vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thương hiệu hàng hoá

- Chống cạnh tranh không bình đẳng

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing mix cho sản phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội Xuất khẩu vào thị trường Mỹ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w