Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội (Trang 35 - 39)

1. Ưu điểm

- Công ty đã tổ chức tốt quá trình vận hành kênh phân phối song song với các nghiệp vụ kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

- Phương thức trào bán trực tiếp đã đáp ứng cho khách hàng về số lượng, chất lượng hàng hoá, về giá cả cũng như dịch vụ bán là khá tốt.

- Thiết lập được sự vận động khá nhanh của nguồn hàng từ các kho đến khách hàng.

- Công ty được khách hàng biết đến và tín nhiệm trong nhiều năm qua. - Công ty đã phát huy tốt những thuận lợi về mặt địa lý, nhân sự và chính trị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.

- Công ty đã Gìn giữ và phát huy các mối liên hệ làm ăn lâu dài với nhiều bạn hàng, các nhà cung cấp và các tổ chức tín dụng.

- Công ty có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm, cán bộ công nhân viên trong công ty có chất lượng tốt và có quyết tâm lớn cho mục tiêu chung.

2. Khó khăn và hạn chế

- Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước khó khăn cùng với khó khăn chung của thế giới do đó ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

- Trước kia công ty vốn là một doanh nghiệp Nhà nước được bao cấp hoàn toàn trong lĩnh vực thương nghiệp do chuyển đổi sang sản xuất kinh doanh tự hạch toán theo cơ chế thị trường muộn nên kinh nghiệm kinh doanh trong thị trường cạnh tranh quyết liệt của công ty còn hạn chế.

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành làm cho tình hình sản xuất kinh doanh của công ty rất khó khăn.

- Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm điều này cũng là một khó khăn, thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Thị trường thực phẩm trong nước tăng trưởng chậm mà công ty chưa có những thị trường nước ngoài hứa hẹn mang nhiều lợi nhuận hơn.

- Tính năng động trong quyết định về giá còn hạn chế, chịu sự tác động rất nhiều của giá cả thị trường.

- Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách công việc nghiên cứu thị trường nên việc nắm bắt thông tin trên thị trường còn hạn chế.

- Các nhà cung ứng của công ty là các đầu mối thu mua lương thực tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nên việc thu mua thường bị phụ thuộc.

3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan : Do tình hình nhận thức về chính trị xã hội của cán bộ công nhân viên trong Công ty còn hạn chế, cơ chế kinh tế mới

luôn biến đổi nên nhiều khi công ty không theo kịp. Đồng thời, chính sách pháp luật nhiều khi không đồng bộ dẫn đến sự ràng buộc giữa các cơ quan chức năng cản trở việc tận dụng những thời cơ kinh doanh cho Công ty.

- Nguyên nhân chủ quan : Trình độ quản lý lao động bị hạn chế, năng lực thực sự của đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa phát huy được. Nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế nên quá trình kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Chương II

Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội.

I. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực và Thực phẩm Hà Nội

1. Dự báo xu thế phát triển thị trường phân phối Lương thực - Thực phẩm trong thời gian tới trong thời gian tới

- Sự phát triển của internet và các hình thức thanh toán mới ảnh hưởng đến cách thức mua sắm và chi tiêu.

- Lợi thế cạnh tranh từ hệ thống các cửa hàng lương thực – thực phẩm trên địa bàn thủ đô.

- Áp lực cạnh tranh từ phía các nhà phân phối khổng lồ sắp sửa gia nhập thị trường.

2. Mục tiêu và phương hướng chiến lược của Công ty trong thời gian tới

2.1. Mục tiêu

- Khai thác phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh - Đẩy mạnh tổ chức bán buôn

- Tăng cường hoạt động xúc tiến khuếch trương : Đây sẽ một bước đột phá quan trọng của Công ty để mở rộng thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Phương hướng nhằm đạt được mục tiêu đề ra của Công ty

- Phân tích phần đóng góp của mỗi mặt hàng vào tổng doanh số và lợi nhuận nhằm làm cớ sở để mở rộng hay thu hẹp, phát triển mới hay loại bỏ một loại hàng hoá nào đó.

- Tăng cường hợp tác với các thành viên kênh. Sự hợp tác đó giúp dòng chảy sản phẩm được tốt hơn.

- Nâng cấp, cải tạo mạng lưới bán hàng đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường trình độ của cán bộ công nhân viên.

- Thực hành tiết kiệm, giảm thiểu chi phí bán hàng, phát huy nội lực tạo ra sức mạnh tổng thể của công ty.

- Hợp tác với đối tác quảng cáo để có kế hoạch hợp lý nhất trong việc xúc tiến khuếch trương.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội (Trang 35 - 39)