định vị sản phẩm:
a) Tăng cường nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản
Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường bởi nhu cầu thị hiếu khách Nhật luôn biến đổi do đó công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin để biết được xu hướng trong tương lai của thị trường này biến đổi như thế nào. Công ty vẫn tập trung vào thị trường mục tiêu của mình, đồng thời tìm hiểu sâu những điểm của đoạn thị trường mục tiêu công ty hướng tới trong tương lai.
Tìm kiếm thêm các đối tác mới, tiếp cận và mời chào họ bằng các chính sách khuyến mại, tổ chức các cuộc hội thảo để thảo luận về những vấn đề cần thiết cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản.
Thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát đi thị sát thị trường bên Nhật để có được cái nhìn trung thực kịp thời nhất. Ngoài ra công ty còn cần tiếp đón chu đáo các đoàn khảo sát Nhật sang Việt Nam làm việc.
Công cụ mà công ty sử dụng để nghiên cứu thị trường là các phiếu điều tra. Phiếu này do hướng dẫn viên gửi cho khách cuối mỗi chuyến đi, trên đường ra sân bay để tiễn khách thì hướng dẫn viên xin lại khách phiếu điều tra đó.
Thời gian nghiên cứu công ty nên tiến hành định kỳ vì nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch luôn luôn biến đổi. Nếu chúng ta không cập nhật chúng ta sẽ bị lạc hậu, không theo kịp các đối thủ cạnh tranh.
b) Hoàn thiện việc phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu
Công tác xác định thị trường mục tiêu đã được công ty thực hiện tương đối tốt. Các thị trường mà công ty lựa chọn đều hoàn toàn thuộc khả năng phục vụ của công ty. Với những lợi thế có riêng của mình và sự nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên trong công ty thì công ty đang đã và đang có các tập khách hàng đảm bảo sự phát triển của công ty. Theo như chương 2 em đã phân tích thực trạng và hoạt động marketing của công ty thì chúng ta thấy rõ ràng công ty đã xác định thị trường mục tiêu rất rõ ràng, công ty đang chuẩn bị những kế hoạch tốt nhất, những sản phẩm tốt nhất để thu được hiệu quả cao từ thị trường trên. Tuy nhiên theo em, công tác này của công ty chưa hoàn thiện. Và để làm tốt hơn nữa, theo ý kiến em, về tiêu thức phân đoạn cần có sự bổ sung thêm. Vì cách thức phân đoạn của công ty đã tương đối tốt và chi tiết, song vẫn còn thiếu và chưa hoàn thiện về cách phân chia thị trường thành các nhóm khách có cùng vị trí địa lý. Bổ sung của em ở đây là công ty nên sử dụng thêm một tiêu thức phân đoạn, đó là: “ Phân đoạn theo địa lý”. Lý do em bổ sung thêm tiêu thức này là do tiêu thức nay dễ dàng đánh giá được các thị trường địa lý, và thị trường có rất nhiều số liệu thống kê về dân số học, giúp cho các thông tin quảng cáo về công ty được chuyển trực tiếp tới khách hàng mục tiêu.
Trong thời gian tới, công ty nên có một số thay đổi trong việc lựa chọn thị trường mục tiêu. Trong những năm tới, Hà Nội sẽ phát triển du lịch MICE. Lượng khách quốc tế chất lượng cao đến Việt Nam sẽ tăng lên. Vì vậy thị trường mục tiêu mà em đề xuất là tập khách hàng: có thu nhập cao, trung niên,
đã có gia đình, sống ở các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, ở vùng Bắc Mỹ, Châu Âu. Lý do em đề xuất lựa chọn thị trường khách Nhật Bản vì theo điều tra cho thấy nhu cầu của người Nhật đối với du lịch ngày một tăng cao, nhất là đến với Việt Nam. Việt Nam đã và đang thực sự mang một “ vẻ đẹp tiềm ẩn” thu hút sự khám phá, tìm tòi của du khách Nhật.
Các thị trường mục tiêu được lựa chọn:
+ Khách Nhật Bản thu nhập thấp: với đặc điểm tiêu dùng của thị trường này là giá cả phải tương đối thấp nhưng đòi hỏi về chất lượng dịch vụ không cao, ít có nhu cầu sử dụng các dịch vụ bổ sung thường đi theo đoàn với số lượng lớn. Động cơ đi du lịch của họ chủ yếu là đi để cho biết đây biết đó, tức là du lịch thuần tuý. Các chương trình và tuyến điểm còn rất hạn chế. Vì thế ta có thể phân loại thị trường này thành hai tập khách: khách mới đi lần đầu và khách quay lại để việc đưa ra giải pháp đem lại hiệu quả hơn.
+ Khách Nhật Bản thu nhập cao: đặc điểm tiêu dùng của thị trường khách hàng này, giá cả phải tương ứng với giá trị, khách hàng thường quan tâm nhiều tới chất lượng sản phẩm. Số lượng cũng đi theo đoàn nhưng ít hơn so với thị trường khách trên và đi lẻ cũng nhiều. Động cơ du lịch của họ không chỉ là du lịch thuần tuý mà họ còn tìm hiểu nghiên cứu về tình hình thị trường, kinh tế, văn hoá, chính trị, cũng có thể tìm hiểu về lịch sử, phong tục tập quán,... Có nhiều khách du lịch Nhật Bản đi sang Việt Nam với mục đích tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
c) Hoàn thiện định vị trên thị trường mục tiêu
Công ty cần tạo lập trong lòng du khách những ấn tượng tốt đẹp về các điểm đến của mình với các tour hết sức ấn tượng và khác biệt. Hình ảnh và ấn tượng ban đầu là rất quan trọng, nếu nơi đến để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách thì ắt hẳn họ sẽ muốn quay trở lại trong lần tới. Theo em, mỗi một thị trường mục tiêu công ty cần có các định vị tương ứng.