Thị trường tiêu thụ sản phẩm theo danh mục khách hàng

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần thuốc thú y trung ương I (Trang 36 - 41)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THUỐC THÚ Y CỦA CÔNG TY.

3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

3.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm theo danh mục khách hàng

Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào đó cũng để phục vụ cho một nhóm khách hàng nhất định. Khách hàng của Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I là các đại lý bán buôn, bán lẻ trong cả nước và người tiêu dùng cuối cùng như các trang trại và các hộ gia đình, đây được xem là nhóm khách hàng chính của Công ty.

Khách hàng là các đại lý : Là các cơ sở kinh doanh có ký hợp đồng đại lý với công ty đặt tại các tỉnh thành phố trong cả nước.

Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng : là các trang trại, bà con nông dân trực tiếp mua sản phẩm của Công ty tại các cửa hàng đại lý trong cả nước.

Có thể khái quát qua sơ đồ sau :

Sơ đồ 3: Mạng lưới phân phối thuốc của Công ty

Qua sơ đồ trên cho thấy hoạt động phát triển thị trường của Công ty đó là tận dụng tất cả các kênh phân phối : trực tiếp, gián tiếp và kết hợp cả trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên hướng chính được xác định là tập trung vào việc phát triển các đại lý. Công ty CP thuốc thú y TWI KH tiêu dùng cuối cùng Bán lẻ Đại lý Bán lẻ

3.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo danh mục sản phẩm

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều gây ra bệnh tật cho đàn gia súc, gia cầm. Chăn nuôi chịu ảnh hưởng bởi thời tiết rất nhiều. Chính vì vậy, vào mùa mưa phùn, gió bấc, nhu cầu về thuốc rất cao. Lượng thuốc tiêu thụ của Công ty cũng tăng lên theo.

Mặt khác vào mùa chuẩn bị thu hoạch, để tận thu những thức ăn rơi vãi sau thu hoạch, người dân nuôi rất nhiều gia cầm nên nhu cầu về thuốc cũng tăng lên theo. Do ảnh hưởng của mùa vụ nên vào các tháng 2, 3, 5, 10, 12 lượng thuốc thú y tiêu thụ rất mạnh. Các đại lý thuốc thú y dựa vào đặc điểm trên để lấy thuốc thú y bán ra thị trường. Vào tháng 2, tháng 3 lượng thuốc tiêu thụ ra thị trường nhiều vì vào tháng này khí hậu thường ẩm thấp gây dịch bệnh nhiều cho gia súc, gia cầm. Còn vào tháng 5 là mùa gặt nên lượng thuốc tiêu thụ cũng tăng lên. Vào cuối tháng 12 lượng thuốc tiêu thụ mạnh bởi vì người tiêu dùng mua phucjvuj cho việc phòng chống và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm nhằm chuẩn bị thực phẩm cho ngày tết Nguyên đán.

Bảng 9: Doanh số tiêu thụ một số loại thuốc.

Đơn vị tính: %

Giá trị sản xuất 13905,28 100 17740,03 100 26266,74 100 127,58 148,06 Kháng sinh 10191,53 73 13127,06 74 18705,02 71 128,80 142,49 Thuốc bổ 1582,32 11 1443,47 12,3 1924,68 13,6 91,92 133,44 Thuốc kháng khuẩn 1441,67 10 2266,99 13 4331,51 16,5 157,25 191,07 Thuốc bổ sung 182,91 1 202,22 1,14 366,12 1,4 110,56 181,05 Thuốc giải độc 230,85 2 338,61 1,9 460,32 1,75 146,68 135,94 Thuốc an thần 132,03 0,2 177,77 1 244,7 0,93 134,64 137,65 Thuốc giảm đau 27,84 0,5 31,62 0,18 40,77 0,15 113,58 128,94 Thuốc trợ tim 75,94 0,18 75,21 0,42 93,69 0,35 99,04 124,57 Dung môi 25,28 0,12 47,76 0,27 66,61 0,25 177,06 148,82 Sát trùng 14,91 32,32 0,18 33,32 0,12 216,77 103,09 Nguồn : Phòng hành chính tổng hợp

Doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh của Công ty năm 2005 là 15.554,72 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số tiêu thụ 1.617,59 triệu đồng chiếm 10,4% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 8 doanh số tiêu thụ 999,52 triệu đồng chiếm 6,43% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh. Năm 2006 doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh của Công ty lên 19.163,53 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số tiêu thụ 2.523,43 triệu đồng chiếm 13,17% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 1 doanh số tiêu thụ 1188.1 triệu đồng chiếm 6,2% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh, tăng 23,2% bằng 3.608,81 triệu đồng. ăm 2006 doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh của Công ty lên 23.894,52 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số tiêu thụ 2.395,54 triệu đồng chiếm 10,03% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 5 doanh số tiêu thụ 1.510,4 triệu đồng chiếm 6,32% tổng doanh số tiêu thụ thuốc kháng sinh, tăng 24,69% so với năm 2006 bằng 4.730,99 triệu đồng.

Doanh thu tiêu thụ thuốc bổ, ăm 2005 là 2.166,39 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 5, doanh số tiêu thụ 221,61 triệu đồng chiếm 10,23% tổng doah số tiêu thụ thuốc bổ, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 10 doanh số tiêu thụ

147,43 triệu đồng chiếm 6,81% tổng doanh số tiêu thụ thuốc bổ. Năm 2006 doanh số tiêu thụ thuốc bổ của Công ty lên 2.679,82 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 2 doanh số tiêu thụ 266,34 triệu đồng chiếm 9,94% tổng doah số tiêu thụ thuốc bổ, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 4 doanh số tiêu thụ 154,86 triệu đồng chiếm 5,78 tổng doanh số tiêu thụ thuốc bổ, tăng 23,7% bằng 513,43 triệu đồng. Năm 2007 doanh số tiêu thụ thuốc bổ là 2.420,83 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 8 doanh số tiêu thụ 245,4 triệu đồng chiếm 10,14% tổng doanh số tiêu thụ thuốc bổ, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 4 doanh số tiêu thụ 164,28 triệu đồng chiếm 6,79% tổng doanh số tiêu thụ thuốc bổ, giảm 9,66% so với năm 2006 bằng 258,99 triệu đồng.

Thuốc kháng khuẩn tiêu thụ mạnh thứ hai sau thuốc kháng sinh, là loại thuốc cho lợi nhuận cao nhất, doanh thu tiêu thụ tăng đều qua các năm. Năm 2005 doanh thu tiêu thụ là 2.815,49 triệu đồng tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số 553,97 triệu đồng chiếm 19,68% tổng doanh thu tiêu thụ thuốc kháng khuẩn, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 6 doanh số 112,21 triệu đồng. Năm 2006 doanh thu tiêu thụ lên 4.071,05 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số 706.32 triệu đồng chiếm 17.35% tổng doanh thu tiêu thụ thuốc kháng khuẩn, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 7 doanh số 218,19 triệu đồng, tăng 44,59% bằng 1.255,56 triệu đồng. Năm 2007 doanh thu tiêu thụ lên tới 5.403,28 triệu đồng, tháng tiêu thụ mạnh nhất là tháng 12 doanh số 781,88 triệu đồng chiếm 17,35% tổng doanh thu tiêu thụ thuốc kháng khuẩn, tháng tiêu thụ ít nhất là tháng 7 doanh số 320,42 triệu đồng, tăng 32,72% so với năm2006 bằng 1.332,23 triệu đồng.

Thuốc bổ sung và các loại thuốc khác như an thần, thuốc giải độc, thuốc giảm đau, thuốc trợ tim, thuốc dung môi, thuốc sát trùng cũng tăng đều qua các năm, góp phần tăng doanh thu tiêu thụ của Công ty lên.

Tóm lại, cơ cấu thuốc thú y tiêu thụ qua các năm, tháng thường phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ trong năm. Vì vậy, Công ty cần phải biết đặc điểm này để sản xuất cung cấp đầy đủ thuốc thú y.

* So sánh khối lượng sản xuất và tiêu thụ thuốc thú y của Công ty cổ phần thuốc thú y TWI.

Số liệu bảng 7 cho thấy : hệ số tiêu thụ của tất cả các loại sản phẩm của Công ty qua các năm tương đối cao, chứng tỏ lượng sản phẩm được tiêu thụ qua các năm nhiều và lượng hàng tồn kho là không đáng kể.

Đối với các mặt hàng kháng sinh phải kể đến mặt hàng penicilin, có hệ số tiêu thụ là cao nhất. Năm 2005, lượng Penicilin tiêu thụ 2.666.905 lọ, hệ số tiêu thụ là 99,64%, đến năm 2006 lượng Penicilin tiêu thụ lên 3.519.733 lọ, hệ số tiêu thụ là 98,88% giảm 0,76% do lượng sản phẩm tồn cao, năm 2007 lượng Penicilin tiêu thụ lên 3.962.888 lọ hệ số tiêu thụ 98,94% tăng 0,06% so với năm 2006 lượng Penicilin được tiêu thụ nhiều.

Đối với thuốc bổ, mặt hàng Vitamin B1 có hệ số tiêu thụ cao nhất, lượng tiêu thụ lớn nhất, thể hiện qua các năm, năm 2005 lượng Vitamin B1 tiêu thụ 2.354.900 ống, hệ số tiêu thụ là 99,93%, năm 2006 lượng Vitamin B1 tiêu thụ lên 2587600 ống, hệ số tiêu thụ là 99,86% hệ số tiêu thụ giảm 0,07% do lượng sản phẩm tồn cao, năm 2007 lượng Vitamin B1 lên tới 3.317.750 ống hệ số tiêu thụ 98,94% giảm 0,92%, điều đó chứng tỏ rằng tốc độ tiêu thụ mặt hàng này là chưa cao. Đối với thuốc kháng khuẩn là những mặt hàng đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất, như mặt hàng Anticocid, năm 2005 lượng này tiêu thụ 55.044 gói, hệ số tiêu thụ 99,37%, năm 2005 lượng tiêu thụ 86.836 gói, hệ số tiêu thụ 92,36% giảm 7,01% do năm 2006 do lượng tồn năm trước còn nhiều, năm nay giá thành hạ nhưng Công ty không hạ giá bán, lượng sản vẫn tiêu thụ nhiều hơn so với nawm2005, chứng tỏ giá thành không làm ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ.Năm 2007, lượng tiêu thụ lên tới 190.321 gói hệ số tiêu thụ

95,08% tăng 2,72% so với năm 2006. Một lần nữa khẳng định mặt hàng Anticocid được thị trường chấp nhận, mặc dù giá thành năm 2007 giảm chỉ còn 4000đ/1 gói, Công ty không giảm giá mà còn tăng giá lên nữa.

Thuốc giải độc đối với mặt hàng điện giải có hệ số tiêu thụ cao, thể hiện qua 3 năm (2005 - 2007). Qua bảng 9 cho thấy, năm 2005 lượng thuốc tiêu thụ là 68.900 gói, hệ số tiêu thụ 97,74%, năm 2006 lượng thuốc tiêu thụ tăng lên 120.250 gói, hệ số tiêu thụ là 97,97% tăng 0,23%, năm 2007 lượng thuốc tiêu thụ tăng lên tới 240.673 gói, hệ số tiêu thụ 98,55% tăng 0,81%. Lượng thuốc điện giải tiêu thụ nhiều và đều tăng qua các năm.

Các mặt hàng còn lại của Công ty cũng có hệ số tiêu thụ cao, góp phần tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty lên, nhất là năm 2007.

Trong những năm tới, việc duy trì hệ số tiêu thụ sản phẩm cao, lượng hàng tồn kho thấp nhất và sản phẩm làm ra tiêu thụ hết trên thị trường là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần thuốc thú y trung ương I (Trang 36 - 41)