Thông tin chủ hộ Ấp Thạnh Hưng Ấp Thạnh Nhơn Các ấp ngoài đê Trung bình
Giới Nam Nam Nam Nam
Tuổi 48 53 47 49
Trình độ văn hóa 5 3 3 4
Kinh nghiệm
chăn nuôi (năm) 8 6 3 7
Kinh nghiệm
trồng trọt (năm) 23 27 24 24
Diện tích đất (ha) 0,4 0,4 0,2 0,4
Mô hình áp dụng Màu + bò Màu + bò Màu + bò Màu + bò n = 30
4.1.2 Lịch thời vụ
Bình Thạnh có điều kiện đặc biệt được chia thành 2 vùng, một nằm trong đê bao triệt để sản xuất màu của nông dân bắt đầu từ tháng 2–5dl vụ xuân- hè, tháng 6–9dl vụ hè- thu/thu- đông và vụ đông- xuân từ tháng 10- tháng 1dl năm sau và vùng nằm ngoài đê bao chỉ sản xuất được hai vụ màu, mùa lũ từ tháng 8–11dl nghỉ không canh tác nông nghiệp, chỉ chăn nuôi bò hoặc làm các công việc khác như làm thuê, đánh bắt thuỷ sản,...(Hình 3)
Loại sản xuất Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Mùa vụ Cây trồng *
Xuân hè Hè thu/thu đông Đông xuân
Bắp Mía
Sắn Trồng quanh năm/ xen canh cây khác
Khác Tùy nơi trồng các loại cây khác nhau
Chăn nuôi Chăn nuôi quanh năm
* Các ấp ngoài đê không canh tác được vào mũa lũ
Hình 3: Lịch sản xuất của nông hộ ở xã Bình Thạnh, Châu Thành năm 2004
Đối với các ấp nằm trong vùng đê bao triệt để, do không chịu ảnh hưởng của nước lũ, giá cả nông sản vào mùa này thường cao hơn (từ 5 – 7%) so với các mùa khác. Nên quá trình sản xuất màu, chăn nuôi được chủ động, diễn ra liên tục và đem lại hiệu quả cho sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên, từ kết quả theo dõi nông hộ cho thấy sản xuất đang gặp phải một số khó khăn như: sâu bệnh có hiện tượng kháng thuốc bảo vệ thực vật và diễn biến thất thường, không có cách trị triệt để dẫn đến thất thu cho nông hộ.
Đối với các ấp ngoài đê bao có sự khác biệt so với các vùng trên là do chịu ảnh hưởng của nước lũ, dẫn đến quá trình canh tác bị gián đoạn. Thông thường, cây màu chỉ sản xuất hai vụ, vào mùa lũ không canh tác được phải chuyển sang làm các công việc như: chăn nuôi, làm thuê, buôn bán, đánh bắt thủy sản,…để phụ thêm vào nguồn thu nhập của nông hộ (từ 20.000 - 30.000
đồng/ngày). Tuy nhiên, sản xuất vẫn được duy trì, đặc biệt là đối với mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò do không chịu nhiều ảnh hưởng và tác động của nước lũ nên mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân trong vùng. Như vậy, ở những vùng có điều kiện địa hình khác nhau thì quá trình sản xuất màu và chăn nuôi bò của nông hộ cũng có sự khác biệt. Do đó, tạo ra sự đa dạng về hình thức áp dụng và hiệu quả của mô hình canh tác tổng hợp ở những vùng sinh thái khác nhau.
Thu nhập
4.1.3 Mô hình hệ thống canh tác tổng hợp
Hình 4: Hiện trạng của mô hình canh tác tổng hợp màu kết hợp chăn nuôi bò tại xã Bình Thạnh- Châu Thành- An giang năm 2004
Hình 4 là cơ sở để xây dựng mô hình canh tác tổng hợp của các hộ nông dân điều tra. Trong mô hình tương đối khép kín này cho thấy khả năng
Nguồn vốn SX: + Vay ngân hàng. + Vốn tích lũy Chăn nuôi bò Đất canh tác màu: Bắp lai (G49, Nù dẻo) Mía Sắn Dưa hấu…… CHỢ + Địa phương + Các tỉnh khác Phân bò Ủ hoai, phơi nắng hoặc sử dụng trực tiếp Bò con, bò thịt, bò cái,.. Phụ phẩm nông nghiệp + Kinh nghiệm sản xuất lâu năm + Muốn làm giàu,…. Nông Hộ Chính sách: + Bao tiêu sản phẩm + Giống mới + Trợ giá,...
lợi dụng các sản phẩm từ trồng trọt một cách hiệu quả và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Trong đó, đầu vào của mô hình bao gồm:
nguồn vốn tự có của nông hộ, nguồn vốn vay từ bên ngoài, lao động, kinh nghiệm sản xuất, đất đai, nguồn tài nguyên sẵn có,...Sự vận động chính của mô hình này dựa vào 2 thành phần chính là trồng trọt và chăn nuôi bò. Kết quả phỏng vấn nông hộ (65%) cho thấy việc mở rộng sản xuất hoa màu giúp làm tăng thêm số lượng và hiệu quả sản xuất của con bò nuôi vỗ béo. Đa số các hộ điều tra cũng cho thấy là khi nông hộ phát triển có tích lũy lợi nhuận họ sẽ đầu tư lại cho sản xuất (87%). Phân bò cũng được tận dụng bằng nhiều cách như ủ hoai, phơi khô, hay tươi để hoàn trả lại dinh dưỡng cho đất trồng trọt, giúp giảm chi phí trồng trọt, bảo tồn độ phì nhiêu đất, tăng năng suất cho cây trồng và hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên giới hạn lớn nhất của kiểu mô hình này ở xã Bình Thạnh là diện tích trung bình trên nông hộ thấp (0,4 ha) nên việc mở rộng sản xuất cây màu đặc biệt là cây bắp rất giới hạn nên ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của nông hộ để tăng số lượng bò nuôi lên. Do vậy khả năng mở rộng của mô hình này sẽ bị hạn chế rất lớn.
Ngoài ra, Chính sách phù hợp, sự quan tâm của các cấp chính quyền và điều kiện tự nhiên thuận lợi là yếu tố thúc đẩy các mô hình sản xuất phát triển. Sự phát triển đó tùy thuộc vào điều kiện sản xuất thực tế ở từng địa phương và sự tận dụng khai thác hết tiềm năng sẵn có của từng tiểu vùng sinh thái khác nhau.
4.2 Phương pháp và kỹ thuật sản xuất của nông dân tại xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành
4.2.1 Phương pháp và kỹ thuật canh tác màu
Kết quả ghi nhận trong quá trình theo dõi nông hộ vào mùa lũ năm 2004 tại xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành cho thấy phương pháp canh tác và kỹ thuật sản xuất màu như sau:
- Làm đất:
Phương pháp áp dụng phổ biến ở đây là làm đất bằng máy xới nhỏ (96,7%). Thời gian bắt đầu thực hiện làm đất là 3 ngày trước gieo sạ hoặc sáng làm đất thì chiều gieo sạ. Sau khi làm đất bón phân nền (phân hữu cơ hoặc phân vô cơ) giúp cây phát triển tốt trong giai đoạn cây con và sử dụng các loại thuốc diệt mầm để diệt cỏ như sofit (13,4%), Jalikin (73,3%), còn lại (13,3%) không sử dụng (cỏ để nuôi bò).
- Giống:
Trong năm 2004 tại địa bàn nông dân sử dụng các loại màu như: Bắp G49 và nù dẻo, sắn củ, mía và một số loại hoa màu khác như: cải bẹ dúng, đậu que,…Đặc biệt là cây bắp được trồng nhiều nhất vào vụ xuân hè (56,7%), kế đến là vụ hè-thu/thu-đông (53,3%) và vụ đông-xuân (46,7%). Nông dân Đặng Văn Đơ, Chủ nhiệm câu lạc bộ nông dân, xã Bình Thạnh giải thích vụ hè- thu/thu-đông là thời điểm có mưa nhiều dẫn đến chi phí tưới nước thấp, thời tiết thuận lợi cho cây bắp phát triển nên nông dân chọn trồng bắp thay vì trồng các loại khác.
- Phương pháp gieo sa:
Nông dân ở đây sử dụng phương pháp gieo hạt bằng tay là chủ yếu (100%). Tuy nhiên, đối với từng loại cây màu khác nhau mà nông dân sử dụng các biện pháp gieo sạ khác nhau. Đối với bắp phương pháp áp dụng là gieo trực tiếp hạt giống lên nền đất ruộng sau khi đã được chuẩn bị; Đối với sắn, sau khi để hạt nẩy mầm trong bầu được chuẩn bị trước mới bắt đầu đem ra đồng để trồng…
- Chăm sóc:
Sau khi xuống giống nông hộ bắt đầu các công việc như tưới nước, tưới phân, xịt thuốc, làm cỏ…Tùy loại cây trồng, tùy theo thời tiết (mưa nhiều hay ít hay khô hạn), tùy loại đất, tùy nông hộ mà có chế độ chăm sóc khác nhau. Đặc biệt đất ở đây đa phần là loại cát pha khả năng giữ nước kém và đất thịt nên vào mùa khô hạn thường phải tưới nước nhiều lần dẫn đến chi phí đầu tư cho sản xuất tăng. Ví dụ: gia đình ông Huỳnh Văn Nhịnh (ấp Thạnh Hưng, Bình Thạnh) với 0,4 ha dưa hấu thay vì 5–7 ngày tưới nước và tưới phân một lần (chi phí một lần tưới là 35.000–40.000 đồng/1000m2) vào mùa khô (năm 2004) 2-3 ngày tưới một lần. Điều này dẫn đến chi phí chăm sóc tăng gấp 2 lần.
- Thu hoạch và bảo quản:
Kết quả điều tra cho thấy, cây trồng sau hoạch được bán tại ruộng cho thương lái (50%) hoặc cho công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (BVTVAG) (50%) và không qua chế biến hay tồn trữ lâu dài. Đối với những nông hộ trồng bắp lai thì bán sản phẩm cho công ty BVTVAG qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa công ty và nông dân. Các loại màu khác như đậu que, sắn củ,.. thông thường đều do thương lái đến tận ruộng để mua, theo giá thỏa thuận.
- Sử dụng phụ phế phẩm:
Sau khi thu hoạch các sản phẩm chính để bán, số phụ phẩm còn lại được phục vụ cho chăn nuôi, đặc biệt cây bắp có 83,3% nông dân thường sử dùng phần phụ phẩm của nó như thân, lá để sử dụng cho chăn nuôi bò và 16,7% bán cho các nông hộ khác để nuôi bò. Các phụ phẩm từ hoa màu khác như mía, đậu bắp, bắp cải,..rất ít được nông dân sử dụng cho gia súc (bò) ăn vì phụ phẩm từ cây bắp đã đủ cho bò ăn.
4.2.2 Phương pháp và kỹ thuật chăn nuôi bò
- Chọn giống:
Nông dân trong vùng đều chọn các giống bò địa phương và bò lai Sind để nuôi vỗ béo do khả năng thích ứng của hai giống bò này đối với điều
kiện trong vùng và kinh tế của nông hộ. Đối với những nông hộ điều kiện kinh tế khá họ thường chọn bò lai Sind do giá trị của nó cao hơn bò địa phương (Chương 2). Ngược lại, đối với những nông hộ có điều kiện thấp hơn lại chọn bò địa phương để nuôi vỗ béo do thời gian vỗ béo ngắn và vốn nhẹ.
- Chuẩn bị chuồng trại:
Chuồng được xây dựng bằng vật liệu địa phương như tre, trúc là cách sử dụng phổ biến của nông dân tại địa bàn. Chi phí xây dựng chuồng trại thấp khoảng từ 300.000–500.000 đồng, có thể nuôi được từ 4–6 con và thời gian sử dụng được trên hai năm.
- Phương pháp nuôi:
Nuôi nhốt hoàn toàn là phương pháp chăn nuôi phổ biến tại địa bàn nghiên cứu (100%). Nguyên do là diện tích canh tác màu lớn nên không thể chăn thả gia súc và do một số vùng còn chịu ảnh hưởng của nước lũ nên phải nuôi bò trên chuồng sàn. Mục đích để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi của nông hộ vào bất cứ mùa nào và không làm thiệt hại đến sản xuất màu của các nông hộ xung quanh.
- Chăm sóc và phòng bệnh:
Tắm rửa ngày 2 lần, dọn vệ sinh chuồng trại, cho bò ăn là những công việc hàng ngày đối với nuôi bò. Ngoài ra, sau khi thả bò được khoảng 7–10 ngày, nông dân thường mướn cán bộ thú y của địa phương để tiêm ngừa lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho bò (sau 6 tháng tiêm ngừa một lần và giá từ 6.000–8.000 đồng/con). Kết quả của biện pháp chăm sóc này là tương đối tốt, được áp dụng ở hầu hết các hộ có chăn nuôi bò tại địa bàn.
- Cách bán gia súc:
Bò khi đạt kích thước và trọng lượng thương phẩm (trung bình 10 tháng), nông dân tìm thương lái từ các Tỉnh khác (56,7%) hoặc ở địa phương (43,3%) để bán khi cần thiết. Bán gia súc theo giá thỏa thuận giữa nông hộ và người mua, mức giá trung bình từ 5,5 – 7 triệu đồng/con.
- Sử dụng phụ phế phẩm:
Phân bò và thức ăn thừa (rơm rạ, thân bắp) là nguồn phụ phế phẩm chính trong chăn nuôi bò tại địa phương và nó được sử dụng làm phân bón để
cải tạo đất (56,7%), tăng dinh dưỡng cho cây (23,3%), giúp cây phát triển nhanh/tốt trong các giai đoạn phát triển của cây (6,7%). Trong (80%) nông hộ sử dụng phân bò để bón cho các loại màu ở hầu hết các vụ thì bắp (50%), sắn (3,3%) và các loại khác (26,7%). Còn lại (20%) không sử dụng do chưa hiểu về công dụng của phân bò (3,3%) và không thích sử dụng do khối lượng sử dụng lớn (16,7%).
4.2.3 Hiệu quả sản xuất của mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò
Kết quả ở Bảng 6 cho thấy thu nhập bình quân của mô hình này trên năm là 32.589.000 đồng/hộ/năm. Đóng góp đáng kể vào nguồn thu nhập cho nông hộ, trong đó cây màu chiếm trung bình 55,3%, chăn nuôi bò trung bình 33% và trung bình 11,7% là các nguồn thu khác. Tuy nhiên, tỷ lệ này khác nhau giữa hai vùng trong và ngoài đê bao.
Bảng 6. Hiệu quả của mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò tại xã Bình Thạnh, năm 2004
Đơn vị: 1000 đồng/hộ/năm
Loại sản xuất Diện tích TB Thu Chi phí Lợi nhuân
Sản xuất màu* 0,4 (ha) 25.169 7.168 18.001
Chăn nuôi bò 25.949 15.197 10.752
Sản xuất khác** 3.836
Tổng 0,4 (ha) 51.118 22.365 32.589
n = 30
* Bao gồm cây bắp và một số loại khác ** Nuôi trùn quế hoặc nuôi lươn hoặc trồng vườn,…
Đối với vùng trong đê bao, lợi nhuận mà mô hình kết hợp màu và chăn nuôi bò mang lại cho nông hộ trung bình là 29.435.000 đồng/hộ/năm (Bảng 7). Trong đó, cây màu đóng vai trò là nguồn thu chính (63,5%) và chăn nuôi bò là nguồn thu nhập kế trong sản xuất của nông hộ (36,5%). Nguyên nhân là do không chịu ảnh hưởng của nước lũ nên nông hộ có thể chủ động được nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất. Đặc biệt đối với cây bắp lai nông dân có thể trồng xen quanh năm với các loại màu khác (mía, sắn củ, đậu bắp…) để cung cấp phụ phẩm cho chăn nuôi bò. Vì vậy, chủ động được nguồn thức ăn xanh phục vụ cho chăn nuôi bò và gia tăng lợi nhuận cho nông hộ. Tuy nhiên, sự đóng góp của chăn nuôi bò vào lợi nhuận của nông hộ chiếm khoảng 1/3 trong tổng lợi nhuận của mô hình và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của mô hình. Do vậy, cần tăng số lượng bò nuôi trên nông hộ để khai thác tốt nguồn phụ phế phẩm trồng trọt và tăng thêm lợi nhuận cho mô hình.
Bảng 7. Hiệu quả của mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò vùng trong đê bao năm 2004
Đơn vị: 1000 đồng/hộ/năm
Loại sản xuất Diện tích TB Thu Chi phí Lợi nhuận
Sản xuất màu* 0,4 (ha) 26.554 7.871 18.683
Chăn nuôi bò 25.949 15.197 10.752
Tổng 0,4 (ha) 52.503 23.068 29.435
n= 20
* Cây màu được sản xuất 3 vụ trên năm bao gồm bắp lai và một số loại khác Đối với các vùng ngoài đê bao, mặc dù chịu ảnh hưởng của nước lũ không canh tác được quanh năm, nhưng mô hình vẫn đem lại lợi nhuận cho nông hộ là 18.401.000 đồng/năm (Bảng 8). Trong đó, chăn nuôi bò chiếm tỷ trọng cao nhất (57,4%), cây màu (34%), và thu nhập khác (8,6%). Tuy nhiên, nếu xét trên cùng diện tích (0,4 ha) thì cây màu vẫn chiếm ưu thế. Ngoài ra, do chỉ sản xuất được hai vụ màu nên thu nhập từ chăn nuôi bò đối với nông dân trong vùng này là quan trọng, không chỉ ở về mặt kinh tế mà nó còn được thể hiện trên lĩnh vực xã hội như: giải quyết việc làm trong mùa nước nổi.
Bảng 8. Hiệu quả của mô hình màu kết hợp chăn nuôi bò ở vùng ngoài đê bao năm 2004
Đơn vị: 1000 đồng/hộ/năm
Sản xuất màu * 0,2 (ha) 8.690 2.439 6.251
Chăn nuôi bò 21.850 11.300 10.550
Khác ** 1.600
Tổng (0,2 ha) 30.540 13.739 18.401
n = 10
* Cây màu được sản xuất 2 vụ bao gồm bắp lai và một số loại khác ** Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp và dịch vụ
Hiệu quả của mô hình canh tác tổng hợp màu kết hợp chăn nuôi bò còn phản ánh ở khía cạnh xã hội là thu hút rất nhiều nông dân quan tâm ở địa phương đến học tập kinh. Khi so sánh về hiệu quả của mô hình này với các mô hình còn độc canh khác thì có hiệu quả hơn (76,7%) và các lý do dẫn đến sự thành công của nó là tận dụng nguồn phụ phẩm từ cây màu (40%), có lợi nhuận cao (16,7%), và cả hai là (20%).
Bảng 9 trình bày kết quả theo dõi 3 nông hộ áp dụng mô hình sản xuất kết hợp màu và chăn nuôi bò năm 2004. Tổng lợi nhuận trung bình trên năm