Bảo hiểm xã hội (BHXH):

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại V.I.S.T.A.R (Trang 33 - 34)

Bảo hiểm xã hội là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng của Nhà nước. Nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế mà nó còn phản ánh chế độ xã hội. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo ở mức độ nhất định về mặt kinh tế, ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ gặp rủi ro xã hội như ốm đau, thai sản, tuổi già, tai nạn lao động, thất nghiệp, chết… Bảo hiểm xã hội là một hình tượng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn về đời sống kinh tế của người lao động và gia đình.

Hiện nay bảo hiểm xã hội tại Việt Nam bao gồm: + Trợ cấp ốm đau

+ Trợ cấp thai sản

+ Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp + Trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tàn tật.

Quỹ BHXH luôn đi đôi với quỹ tiền lương, quỹ BHXH dùng trợ cấp cho cán bộ, công nhân viên có đóng góp vào quỹ trong trường hợp:

Người lao động mất khả năng lao động: hưu trí, trợ cấp thôi việc, tiền tuất.

Người lao động mất khả năng lao động tạm thời: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nhà nước quy định doanh nghiệp phải trích bằng 20% mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động; trong đó 15% doanh nghiệp phải chịu và tính vào chi phí kinh doanh của đơn vị, 5% người lao động phải nộp từ thu nhập của mình và trừ vào lương.

Quỹ Bảo hiểm xã hội do cơ quan BHXH thống nhất quản lý. Khi các doanh nghiệp trích được BHXH theo quy định phải nộp hết cho cơ quan BHXH. Sau khi nộp, được cơ quan BHXH ứng trước 3% để chi tiêu BHXH trong doanh nghiệp, cuối kỳ tổng hợp chi tiêu BHXH lập báo cáo gửi cơ quan Bảo hiểm cấp trên duyệt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại V.I.S.T.A.R (Trang 33 - 34)