0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc (Theo “Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác – Lênin”)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGUYÊN LÝ II CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN POT (Trang 46 -48 )

Phần II: Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về CNXH

14.2.2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc (Theo “Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác – Lênin”)

giải quyết vấn đề dân tộc (Theo “Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác – Lênin”)

Các nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc là:

Nguyên tắc 1: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng Nguyên tắc 2: Các dân tộc được quyền tự quyết

Nguyên tắc 3: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại Sau đây chúng ta tìm hiểu từng nguyên tắc:

14.2.2.1. Nguyên tắc 1: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:

* Nội dung:

Đây chính là nguyên tắc đầu tiên của Cương lĩnh dân tộc. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều bình đẳng với nhau, đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Không một dân tộc nào giữ đặc quyền đặc lợi về kinh tế chính trị văn hóa, ngôn ngữ, không đi áp bức bóc lột dân tộc khác.

Bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia thậm chí giữa các dân tộc ở các quốc gia khác nhau phải được pháp luật bảo vệ và thể hiện sinh động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

* Ý nghĩa:

Đây chính là quyền thiêng liêng cơ bản của các dân tộc và là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc. Thực chất của quyền bình đẳng dân tộc đó là việc xóa bỏ sự nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác, đấu tranh xóa bỏ giai cấp.

Trong giai đoạn quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa XôVanh (khinh bỉ miệt thị các dân tộc khác), chống lại sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển.

* Nội dung:

Quyền dân tộc tự quyết thực chất đó là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình, đất nước mình.

Quyền tự quyết của các dân tộc trước hết là quyền tự quyết về chính trị, xã ội và con đường phát triển của dân tộc mình.

+ Nội dung của quyền tự quyết về chính trị:

Quyền tự do phân lập về mặt chính trị, thành lập một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của cả dân tộc. Mặt khác, quyền tự quyết còn là quyền tự nguyện liên hiệp lại thành một liên bang các dân tộc trên cơ sở bình đẳng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

* Ý nghĩa:

Khi xem xét giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề quyền tự quyết dân tộc thì chúng ta phải có quan điểm lịch sử cụ thể.

Khi xem xét quyền tự quyết dân tộc thì phải bảo đảm nguyên tắc đứng trên lập trường quan điểm và lợi ích của giai cấp công nhân. Đó mới chính là lợi ích căn bản lâu dài của các dân tộc.

14.2.2.3. Nguyên tắc 3: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại:

* Nội dung:

Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại chính là sự đoàn kết gắn bó lực lượng nòng cốt cho phong trào đấu tranh vì hòa bình và phát triển.

Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là nội dung cơ bản quan trọng nhất của cương lĩnh dân tộc bởi vì nó:

+ Nó đảm bảo cho phong trào đấu tranh đấu tranh có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.

+ Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân

+ Nó phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng đất nước

Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại không chỉ là khẩu hiệu chiến lược mà còn là mục tiêu phấn đấu tổ chức lực lượng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

* Ý nghĩa:

Đoàn kết liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Câu 15: Phân tích nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong Chủ nghĩa xã hội. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề giải quyết tôn giáo trong Chủ nghĩa xã hội?


Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGUYÊN LÝ II CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN POT (Trang 46 -48 )

×