Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi của công ty sản xuất thương mại & đầu tư Anh Dũng (Trang 56)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ & MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN

1.1.3 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm

• Phát triển sản phẩm mới:.

- Công ty có thể sản xuất sản phẩm TAGS bổ xung các chất để kháng dịch bệnh cho lợn con , gà con, vịt thịt, gà thịt…để làm được, công ty cần liên kết với các đơn vị sản xuất thuốc thú y hoặc trung tâm nghiên cứu về vacxin, thuốc thú y…

- Đối với sản phẩm TAGS đậm đặc, công ty giảm tỷ lệ các chất dinh dưỡng mà nguồn thức ăn tận dụng của khách hàng thường dùng đã chứa đủ các chất đó. Đồng thời, tăng tỷ lệ những chất dinh dưỡng mà trong nguồn thức ăn tận dụng người chăn nuôi thường dùng chứa ít hay không có.

1.2 Chính sách giá của sản phẩm TAGS

Giảm giá thành nguyên liệu

Hiện nay nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty gồm nguồn từ nhập khẩu, chiếm 85% giá trị sản phẩm, nguyên liệu trong nước chỉ đảm bảo 15%. Do vậy, một biện pháp giảm giá thành nguyên liệu là công ty phải thay đổi tỷ trọng trên bằng cách :

- Tăng cường tìm kiếm đối tác cung ứng các nguyên liệu mà trong nước đã có tiềm năng phát triển : ngô, đậu tương, cám gạo, gạo tám, bột cá, khô dầu các loại, đây là những nguyên liệu đang rất phát triển trong nước

- Đối với nguyên liệu nhập khẩu công ty cần thực hiện các giải pháp sau : + Theo dõi thường xuyên thông tin về giá cả & nguồn cung nguyên liệu TACN trên trị trường để có kế hoạch tích trữ, tìm nguồn thay thế

+ Tạo sự tín nhiệm đối với bạn hàng như thanh toán đúng hạn…nhằm tạo mối quan hệ bền vững, tạo nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài

+ Công ty nên đầu tư các thiết bị kiểm tra chất lượng nguyên liệu hiện đại & giao có cán bộ chuyên môn cao phụ trách tình trạng nhập phải nguyên liệu kém chất lượng, chứa độc tố

Chính sách giá cả

Tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ sản phẩm của công ty nhanh hay chậm mà chính sách giá sẽ linh hoạt, các chính sách giá của công ty trên cơ sở giá sàn & giá trần, đồng thời xem xét giá bán của đối thủ cạnh tranh

Công ty nên có những chính sách giảm giá, chiết khấu tăng lên cho khách hàng của mình. Nhưng khi giảm giá, công ty cần lưu lý đến từng loại thị trường, tránh khách hàng hiểu lầm “tiền nào của lấy”, công ty có thể áp dụng hình thức khuyến mại như tặng quà.

1.3 Giải pháp kênh phân phối

Các giải pháp về kênh phân phối nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm hiện tại của công ty, đồng thời củng cố, nâng cao hiệu quả của kênh phân phối hiện có của công ty.

Nâng cao hiệu quả của các kênh phân phối sản phẩm hiện tại của công ty

- Công ty có chính sách phù hợp với từng thành viên trên kênh tiêu thụ sản phẩm của cty :

+ Đối với đại lý cấp 1 : công ty cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ hơn nữa trong quảng cáo, hỗ trợ bán hàng như trang trí cửa hàng, công ty cần tạo sự khác biệt tại cửa hàng

Gắn biển hiệu của công ty.

Gắn những thông điệp của công ty

+ Đối với các đại lý cấp 2 : công ty tăng các chế độ ưu đãi, hỗ trợ miễn phí quảng cáo, hỗ trợ tìm kiếm thị trường cho các đại lý.

Mở rộng thêm kênh phân phối mới

Với kênh phân phối mà công ty hiện đang sử dụng, công ty nên mở rộng thêm các kênh mới trên thị trường hiện tại & trên thị trường mới. Để thiết lập một đại lý, công ty phải qua nghiên cứu & phân tích thị trường, xác định được quy mô thị trường, nhóm khách hàng tương lai của công ty. Thiết lập đại lý đòi hỏi công ty phải lựa chọn chủ thể sẽ phân phối sản phẩm của công ty tại thị trường này.Công ty có thể căn cứ vào những tiêu chí sau để đặt đại lý

1.4 Giải pháp về xúc tiến hỗ trợ marketing

Các giải pháp xúc tiến quan trọng hiện nay công ty chi ngân sách nhiều cho lực lượng bán hàng & xúc tiến bán hàng.

1.4.1 Đối với lực lượng nghiên cứu thị trường

- Do nghiên cứu thị trường thông qua lực lượng nhân viên tiếp thị là rất hiệu quả, đối với khách hàng là người chăn nuôi phân tán trên diện rộng. Do vậy, công ty phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên này, những kiến thức tiếp thị, kiến thức về chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi, tư vấn cho họ về vấn đề liên quan đến chăn nuôi.

- Công ty nên quan tâm đến tuyển nhân viên thị trường tại địa phương phụ trách phần thị trường đó, nhưng vẫn đảm bảo trình độ chuyên môn, có đủ kiến thức về tiếp thị, về kĩ thuật chăn nuôi.

- Đối với người chăn nuôi : công ty lên tổ chức những buổi hội nghị khách hàng thường xuyên hơn, theo định kì, có thể theo quý ở cả thị trường hiện tại & thị trường tiềm ẩn. khi tổ chức, công ty thông báo sâu rộng cho toàn thể nhân dân khu vực đó, phối hợp trực tiếp với chính quyền địa phương, với các nhà khoa học trong vấn đề chăn nuôi cũng như cán bộ khuyến nông, hội nông dân, hội phụ nữ…

- Công ty nên tạo mối quan hệ với chính quyền địa phương, các đoàn thể như hội nông dân, đoàn thanh niên…để quảng bá về sản phẩm, về công ty & khi xâm nhập thị trường mới.

1.5.3 Về quảng cáo :

Công ty nên tham gia vào hội chợ triển lãm, tăng cường quảng cáo bằng tờ rơi, danh thiếp. Vào những ngày tết, công ty nên tặng lịch cho các đại lý & khách hàng chủ chốt của công ty.

1.5 Một số giải pháp khác

Để các giải pháp trên có hiệu quả, công ty phải thực hiện đồng bộ với các giải pháp sau :

- công ty không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty & thông qua hỗ trợ kinh phí đào tạo. Tạo nề nếp làm việc, nêu cao ý thức tập thể, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần hạn giá thành sản phẩm

- Công ty phải huy động mọi nguồn vốn nhằm tạo tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường TAGS nước ta.

2.1 Chính sách giảm thuế nhập khẩu

Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu làm TAGS. Do hiện nay, các DN chế TAGS phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhưng mức thuế nhập khẩu lại chịu cao. Mặt khác, giá nguyên liệu trên thị trường thế giới luôn biến động xấu. Điều này ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm TAGS cũng như ảnh hưởng tới chi phí đầu vào cao của người chăn nuôi nước ta. Do đó, giảm thuế nhập khẩu là cần thiết.

2.2 Các giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm TACN

Cạnh tranh của các sản phẩm TAGS trên thị trường TAGS VN giữa các hãng diễn ra quyết liệt. Trong số các đơn vị sản xuất có mặt trên thị trường, có đơn vị ( có chất lượng sản phẩm cao ) sản xuất đúng tiêu chuẩn chất lượng TAGS như đã quy định. Và có rất nhiều cơ sở chế biến chạy theo lợi nhuận, sử dụng thêm chất kích thích, thay đổi tỉ lệ giữa các thành phần chất dinh dưỡng … không đăng kí tiêu chuẩn chất lượng.

Do đó nhà nước phải tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm TAGS & quản lý chất lượng nguyên liệu sản phẩm TAGS.

2.3 Tổ chức thông tin về giá cả, nguồn nguyên liệu

Nhà nước tổ chứ thông tin giá cả, nguồn cung ứng của tất cả các loại nguyên liệu TAGS trên thị trường nguyên vật liệu thế giới & thị trường trong nước bằng cách :

+ Thông tin cập nhật trên tạp chí “thị trường giá cả”

+ Hiệp hội TAGS cũng nên xuất bản tạp chí chuyên ngành riêng của mình, chứa tất cả những thông tin cần thiết cho các DN trong ngành. Tạp chí này được

2.4 Giải pháp phát triển ngành chăn nuôi nước ta theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa nghiệp hóa , hiện đại hóa

Nhà nước phải có chính sách đồng bộ đối với người chăn nuôi để thúc đẩy chăn nuôi hàng hóa quy mô lớn, phát triển, thay đổi phương thức chăn nuôi, đổi mới tư duy chăn nuôi kiểu truyền thống, hiệu quả thấp. Có như vậy, nhu cầu về TAGS công nghiệp mới tăng. Các giải pháp của nhà nước liên quan đến các yếu tố đầu vào, như giống vật nuôi, tín dụng đầu tư, thú y, kĩ thuật chăn nuôi, giải quyết đầu ra của sản phẩm chăn nuôi, quy hoạch vùng chăn nuôi quy mô lớn, tập trung để xuất khẩu & cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến & cho tiêu dùng cuối cùng.

KẾT LUẬN

Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại & phát triển được thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi, phải tạo ra được lợi nhuận. Đối với công ty ADC trước sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh, để đạt mục tiêu lợi nhuận buộc công ty phải giữ những khách hàng hiện có, đồng thời phải

không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, nhằm nâng cao thị phần của mình. Khi đó, với thị phần lớn, mục tiêu lợi nhuận của công ty cũng dễ dàng đạt được.

Với đề tài “Phát triển thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi của công ty sản xuất thương mại & đầu tư Anh Dũng” , em đã phân tích thực trạng các chính sách marketing thực hiện mục tiêu duy trì & phát triển thị trường của công ty ADC. Trên cơ sở những lý luận về thị trường TACN, em đề xuất một số giải pháp về phía công ty & các giải pháp hỗ trợ của nhà nước đối với người chăn nuôi nước ta, để giúp công ty ADC đạt được mục tiêu duy trì & phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, nên luận văn không thể đề cập được hết những vấn đề thị trường của công ty ADC. Em rất mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo & của các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại – PGS.TS. Hoàng Minh Đường ; PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc – NXB Lao Động – Xã Hội.

2. Giáo trình Marketing Nông Nghiệp – TS. Vũ Đình Thắng – NXB Thống Kê.

3. Giáo trình phân tích chính sách Nông Nghiệp Nông Thôn –PGS.TS Ngô Đức Cát

4. Philip Kotler : Quản trị Marketing – NXB Thống Kê

5. Website Cục Chăn Nuôi của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn -

http://www.cucchannuoi.gov.vn/

6. Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ADC ; Các tài liệu của công ty

7. Thời báo kinh tế Việt Nam 8. Niên giám thống kê năm 2007 9. Báo Nông Nghiệp, số 49/2006

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU………1 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN GIA SÚC

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THỨC

ĂN GIA SÚC………..2

1. Một số nét về thức ăn gia súc ……….…2

1.1 Khái niệm về thức ăn gia súc ……….2

1.2 Các loại thức ăn cho vật nuôi……….….2

2. Tổng quan về thị trường & phát triển thị trường TAGS ………3

2.1 Khái niệm & những đặc điểm cơ bản của thị trường TAGS………...3

2.2 Phân loại thị trường………5

2.3 Nội dung phát triển thị trường ……….6

2.3.1 Phát triển sản phẩm………6

2.3.2 Phát triển thị trường về khách hàng………...7

2.3.3 Phát triển thị trường về phạm vi địa lý ( địa bàn kinh doanh ) ……….…..7

3. Phương hướng phát triển thị trường……….…..8

4. Biện pháp phát triển thị trường ………....8

5. Một số giải pháp Marketing hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh sản phẩm TAGS công nghiệp………..10

5.1 Chính sách sản phẩm……….…………..10

5.2 Chính sách giá cả………..………...11

5.3 Chính sách kênh phân phối……….……….…13

5.4 Chính sách xúc tiến hỗ trợ………...14

II. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM & CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ THỨC ĂN GIA SÚC………..15

. 1. Đặc điểm thị trường thức ăn gia súc ở việt nam………..15

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thức ăn gia súc ở VN………21

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH DŨNG………23

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH DŨNG……….23

1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH DŨNG……….23

2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ADC………..25

3 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ADC………...…29

3.1 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh………..29

3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty ADC……….29

3.3 Thị trường & khách hàng của công ty………..…….31

3.4 Năng lực sản xuất của công ty……….…..33

3.5 Phương thức phân phối……….….33

3.6 Đặc điểm về lao động của công ty………....34

II. Thực trạng hoạt động phát triển thị trường của công ty trong những năm gần đây………..……….36

1 Chính sách sản phẩm ……….….37

2 Chính sách giá cả……….……..……….….39

3 Chính sách phân phối………..……….………...…….40

4 Chính sách xúc tiến hỗ trợ marketing ………..………42

III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ADC……….……..44

1. Những kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của cty ADC………...44

1.1Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm……….44

1.2Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty………...45

1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm……….…..47

2. Những kết quả đạt được & những vấn đề còn tồn tại của các chính sách phát triển thị trường của công ty ADC……….49

a. Những kết quả đạt được………..49

b. Những vấn đề còn tồn tại……….50

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ANH DŨNG……….……52

I CƠ HỘI & THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY ADC TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH HIỆN NAY………..…….52

2. Những thách thức của công ty ADC trong môi trường hội nhập hiện

nay……….…….52

II. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ADC………53

1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của ADC trong những năm tới……53

2. Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty………..…..54

2.1Về mục tiêu chất lượng……….…….54

2.2 Mục tiêu sản lượng năm 2008………..54

2.3 Mục tiêu về vùng thị trường ………55

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ & MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TACN CỦA CÔNG TY ADC………..……..56

1.Giải pháp về phía côn ty………..56

1.1 Giải pháp nghiên cứu thị trường ……….56

1.1 Chính sách về sản phẩm TACN của công ty………..53

1.1.1 Cải tiến mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu sản phẩm TACN của công ty………..………...56

1.1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm………...56

1.1.3 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm ………57

1.2 Chính sách giá của sản phẩm TACN……….57

1.3 Giải pháp kênh phân phối………..58

1.4 Giải pháp về xúc tiến hỗ trợ marketing………..59

1.4.1 Đối với lực lượng nghiên cứu thị trường…………..….59

1.4.2 Về quan hệ công chúng………..60

1.4.3 Về quảng cáo………..60

1.5 Một số giải pháp khác………60

2. Các giải pháp nhà nước hỗ trợ……….….61

2.1 Chính sách giảm thuế nhập khẩu……….…….61

2.2 Các giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm TACN………..61

2.3 Tổ chức thông tin về giá cả, nguồn nguyên liệu………61

2.4 Giải pháp phát triển ngành chăn nuôi nước ta theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa……….….62

KẾT LUẬN………..….63

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi của công ty sản xuất thương mại & đầu tư Anh Dũng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w