0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Quy hoạch phát triển bò thịt

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP &PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2007-2015 (Trang 52 -55 )

1. §ịnh hướng chung:

Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của địa phương.

¸p dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học vào chăn nuôi, công tác giống và sinh sản bò thịt để tăng nhanh tiến bộ di truyền, năng suất và chất lương sản phẩm.

Các địa phương quy hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt phải gắn với các vùng sinh thái, đồng cỏ, vùng có phụ phẩm nông ,công nghiệp.

Hình thành một số vùng chăn nuôi tràng trại tập trung quy mô vừa và nhỏ tại các vùng thích hợp phát triển đồng cỏ như Duyên hải Miền Trung, Tây nguyên, Bắc trung bộ và miền núi Phía bắc; vùng có phụ phẩm nông, công nghiệp chế biến mía đường, dứa, rau quả và các loại nông sản khác như Đông Nam Bô, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

2.Quy hoạch vùng chăn nuôi bò thịt

a) Vùng trung du miền núi phía bắc:

Phát triển các giống bò địa phương như bò H’Mông cho các tỉnh Hà Giang, Bắc kạn, Lai Châu, Sơn la… đồng thời tiếp tục cải tạo đàn bò Vàng địa phương theo hướng Zebu hoá.

Đối với cao nguyên Mộc châu-Sơn la, Sapa-Lào cai, Quảng bạ- hà giang có thể lai tạo giữa bò lai Zebu với các giống bò thịt tạo bò lai 75% máu ngoại.

b)Đồng bằng sông Hồng:

Tiếp tục chương trình Zebu hoá đàn bò. Trên cơ sở đàn bò nền lai Zebu hiện có(trên 53%) tiếp tục lai tạo với bò Brahman và các giống bò khác để tạo đàn bò thịt từ 75% máu ngoại trở lên. Một số cơ sở, trang trại có kinh nghiệm chăn nuôi bò lai Zebu có tỷ lệ máu trên 87,5% có thể nuôi các loại bò thịt thuần nhiệt đới. Phấn đấu đưa tỷ lệ bò lai Zebu lên 80% tổng đàn để tiếp tục nhân giống bò thịt cao sản và sản xuất thịt bò. Vùng ngoại thành Hà nội có

thể nuôi bò thịt nhiệt đới thuần và lai tạo bò thịt năng xuất và chất lượng cao (BBB).

c)Bắc Trung Bộ:

Tiếp tục cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hoá và lai tạo bò thịt 75% máu bò Zebu trở lên. Đưa tỷ lệ lai từ 25% hiện nay lên 35%. Phát triển các giống bò địa phương quý như bò Uđầu Rìu ở nghệ an và các giống bò địa phương khác.

Xây dựng và phát triển một số trang trại chăn nuôi bò thịt ở vùng trung du như Thường Xuân, Thọ Xuân, Lang Chánh… của Thanh hoá và nghĩa đàn, phủ quỳ… của nghệ an.

d)Duyên hải miền trung:

Tiếp tục cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hoá. Riêng các tỉnh Bình Định, Phú yên, quảng ngãi… có thể lai tạo bò thịt 75% máu bò Zebu trở lên và xây dựng các trang traị chăn nuôi bò thịt theo hướng bán thâm canh và vỗ béo bò. Phát triển chăn nuôi bò thịt trang trại, sử dụng bò đực lai Zêbu cải tạo bò địa phương, kết hợp với vỗ béo bò tại các tỉnh ninh thuận, bình thuận, phú yên…

e) Tây nguyên:

Tiếp tục cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hoá bằng thụ tinh nhân tạo ở các vùng chăn nuôi tập trung và phối giống trực tiếp bằng bò đực lai Zebu tại các vùng chưa triển khai thụ tinh nhân tạo. Hình thành một số trang trại bò giống Zebu thuần tại Bảo Lộc, Đức Trọng và Đà Lạt – Lâm Đồng, lai tạo bò thịt 75% mau Zebu trở lên. Đưa tỷ lệ bò lai Zebu từ 15% hiện nay lên 25- 30%.

f) Đông nam bộ:

Do có nhiều đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển rất thuận lợi về thị trường tiêu thụ sản phẩm nên các tỉnh miền đông nam bộ phát triển chăn nuôi bò thịt, cải tạo đàn bò địa phương và lai tạo bò thịt năng xuất cao. Các tỉnh bình dương, đồng nai đặc biệt là các huyện ngoại thành TP. HCM có thể phát triển chăn nuôi bò thịt thâm canh và xây dựng các trang trại giống bò thịt. Xây dựng các khu vỗ béo bò trước khi giết thịt tại Tp HCM, đồng nai, bình dương, đưa tỷ lệ bò lai từ 38% hiện nay lên trên 50-60%.

g) Đồng bằng sông cửu long:

Phát triển chăn nuôi bò thịt, giống bò thịt tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương, đặc biệt các tỉnh có vùng đất cao, không bị úng ngập và vùng biên giới với Campuchia. Giống bò thịt ở vùng nay ngoài các giống bò địa phương nên sử dụng bò lai Zebu. Đưa tỷ lệ bò lai từ 25% lên 35%.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP &PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2007-2015 (Trang 52 -55 )

×