Một số giải pháp khác:

Một phần của tài liệu Thực trạng & Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng Công ty lâm nghiệp Việt Nam (Trang 77 - 79)

1 Chủ tịch HĐQT, TGĐ (bổ nhiệm từ 3 năm trở lên) 80 559

3.1.7. Một số giải pháp khác:

3.1.7.1. Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý:

Sau một thời gian làm việc, tâm lý chán nản và sự mệt mỏi xuất hiện làm giảm hiệu suất làm việc. Để tạo được sự hứng thú trong công việc đồng thời làm cho người lao động bớt mệt mỏi thì cần xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý.

Văn phòng Tổng công ty mặc dù đã áp dụng chế độ ngày nghỉ cho người lao động theo luật Lao động nhưng cũng nên xem xét một số vấn đề sau đây:

Việc làm liên tục 8h trong một ngày là rất mệt mỏi, trừ 1 tiếng rưỡi nghỉ ăn cơm trưa, còn lại thời gian là người lao động ngồi tại chỗ của mình làm việc, như thế sẽ rất tù túng. Văn phòng nên bố trí một nhà ăn để người lao động có thể tiết kiệm được thời gian ăn trưa, dành thời gian cho việc nghỉ ngơi thì công việc buổi chiều sẽ hiệu quả hơn.

Khi xây dựng chế độ nghỉ ngơi, cần tuân thủ nguyên tắc sau:

- Chế độ làm việc nghỉ ngơi cần phù hợp với các dạng lao động nhất định, phải phù hợp với các nguyên tắc lao động và nguyên tắc tổ chức sản xuất, phải đảm bảo tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phải loại trừ triệt để dư âm mệt mỏi của người lao động.

- Cần nâng cao kỷ luật lao động, sử dụng triệt để thời gian làm việc trong ngày.

3.1.7.2. Kích thích tâm lý cuộc sống:

Người lao động đi làm ngoài mục đích kiếm sống còn coi nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai của họ. Họ gắn bó với tổ chức, coi tổ chức là nơi để họ vui, họ sống và họ chia sẻ. Chính vì vậy kích thích tâm lý cuộc sống là việc làm hết sức quan trọng mà lãnh đạo Tổng công ty cần quan tâm để có thể tạo động lực cho người lao động. Kích thích tâm lý cuộc sống tạo sự làm việc hăng say, gắn bó với Tổng công ty hơn.

Để thực hiện có hiệu quả kích thích tâm lý cuộc sống, lãnh đạo Tổng công ty cần chú ý những yếu tố sau:

- Thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đối với người lao động, tôn trọng người lao động, làm cho người lao động thấy họ thực sự được quan tâm. Sự quan tâm của lãnh đạo có thể được thể hiện thông qua: các lời khen ngợi, động viên, khuyến khích, những lời thăm hỏi về cá nhân và gia đình. Chỉ cần một sự quan tâm của lãnh đạo cũng làm người lao động phấn chấn lên rất nhiều, họ sẽ có cảm giác gần gũi hơn, tin tưởng vào ban lãnh đạo hơn và họ sẽ làm việc tốt hơn.

- Tạo cảm giác người lao động là người làm chủ, là người có tiếng nói trong hoạt động của Tổng công ty, như vậy, sẽ khuyến khích tính sáng tạo của họ, nâng cao tính độc lập tự chủ trong lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân.

3.1.7.3. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá:

Có thể đó là các hoạt động giao lưu văn nghệ, các giải thi đấu thể thao giữa các phòng ban, cũng có thể là tổ chức liên hoan… Tất cả những việc đó sẽ làm người lao động phấn chấn hơn và yêu công việc hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng & Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng Công ty lâm nghiệp Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w