Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Công tác Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại CTCP Nhựa Đà Nẵng (Trang 29 - 31)

I Quá trình hình thành và phát triển :

4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

4.1 Mô hình tổ chức quản lý

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng

4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận quản lý tại công ty

Bộ máy quản lý tại Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này :

- Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hoạt động thông qua các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, hợac bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý cấp công ty, có quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quản lý và hoạt động của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ.

- Giám đốc (GĐ): Là người chỉ đạo cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Ban kiểm soát: Thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động của công ty, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo quyết toán… từ đó có kiến nghị khắc phục sai phạm. Báo cáo cho HĐCĐ về những sự kiên tài chính bất thường, những ưu khuyết điểm trong quản

lý tài chính của công HĐQT và Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước những đánh giá, kết luận của mình.

Phòng tổ chức Hành chính Phòng Kỹ Thuật Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Tài chính Bộ phận sản xuất chính Bộ phận KCS Bộ phận phục vụ sản xuất

- Phòng tổ chức hành chính:

+ Có nhiệm vụ tuyển dụng và đào tạo nhân sự, xây dựng chính sách về an toàn lao động, y tế, kỹ thuật lao động.

+ Đánh giá tình hình công tác của nhân viên, phát động phong trào thi đua, tham mưu cho giám đốc về khen thưởng, kỷ luật.

- Phòng kỹ thuật:

+ Thiết kế, theo dõi, lắp đặt quy trình sản xuất + Đào tạo và quyết định nâng bậc công nhân - Phòng kinh doanh:

+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dựng các kế hoạch trung và dài hạn + Ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện mua sắm kiểm soát hàng tồn kho, nguyên vật liệu, thành phẩm. Xây dựng định mức nguyên vật liệu, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, nghiên cứu sản phẩm mới bảo đảm cung ứng vật tư đúng yêu cầu, đúng quy cách, phẩm chất.

+ Quản lý các giao dịch nhập xuất, giới thiệu hàng, marketting trực tiếp, ký nhận các đơn hàng của các đối tác nước ngoài.

- Phòng Kế toán tài chính:

+ Tổ chức công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, báo cáo tình hình kinh doanh, thực hiện đúng chế độ kế toán của Nhà nước.

+ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh toán các chi phí phát sinh.

+ Thông qua phân tích tình hình kinh doanh, đề xuất tham mưu cho ban điều hành về phân bổ, sử dụng vốn nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.

Một phần của tài liệu Công tác Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại CTCP Nhựa Đà Nẵng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w