MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Một phần của tài liệu Vận dụng Kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Cosevco (Trang 65 - 83)

Trong xu hướng hội nhập như ngày nay cạnh tranh gay gắt là vấn đề không thể tránh khỏi, để có được chỗ đứng trên thị trường công ty phải dùng nhiều biện pháp để hạ giá thành sản phẩm, muốn giá thành hạ mà vẫn có lợi nhuận công ty phải tiết kiệm chi phí nhưng chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực tế em xin đề xuất một số ý kiến góp phần làm giảm chi phí :

1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :

Đối với lĩnh vực xây lắp, việc quản lý vật tư đem lại hiệu quả một nửa cho công ty trong việc hạ giá thành sản phẩm. Để cạnh tranh trên thị trường công ty cần phải hạ thấp chi phí vật tư. Do vật tư chiếm một tỷ lệ rất lớn trong sản phẩm nên giảm chi phí vật tư sẽ giúp cho công ty giảm chi phí thi công xuống rất nhiều. Nhưng giảm không có nghĩa là cắt xén vật tư. Sau đây là một số biện pháp nhằm hạ chi phí vật tư :

- Giảm chi phí thu mua và vận chuyển vật tư tới tận chân công trường : để làm được điều đó công ty cần thiết lập được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp vật tư tín nhiệm. Đồng thời, công ty phải thường xuyên nghiên cứu, khảo sát giá cả vật tư trên thị trường để tránh tình trạng bị mua với giá cũ và thực tế giá trên thị trường đã hạ.

- Mua vật tư xong, công ty phải tổ chức vận chuyển về kho công trường. Để giảm chi phí vận chuyển, công ty nên nghiên cứu tìm ra con đường ngắn nhất. Ngày nay, các công ty cung ứng vật tư ở nước ta đã phát triển rất nhanh, mỗi công ty lại có

chi nhánh ở khắp mọi nơi trên cả nước. Do đó, khi công ty có mối liên hệ thường xuyên với họ thì bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu công ty có nhu cầu thì nhà cung cấp sẽ vận chuyển vật tư tới tận chân công trình. Như vậy, chi phí thu mua và vận chuyển vật tư về công trường sẽ được giảm xuống.

- Thu mua các loại nguyên vật liệu có cùng tính chất nhưng rẻ tiền mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình thay thế cho các loại nguyên vật liệu đắt tiền. Để tránh thất thoát trong quá trình vận chuyển vật tư, sau khi ký hợp đồng mua vật tư với nhà cung cấp, đến thời hạn cán bộ cung ứng vật tư sẽ đi áp tải vật tư về tận công trình, hai bên sẽ tiến hành lập biên bản giao nhận vật tư.

- Tận dụng các loại vỏ bao bì như : Vỏ bao xi măng…. để hứng vữa đổ ra. Ngoài ra, trong trường hợp công ty phá dỡ công trình cũ để xây lại mới thì công ty nên tổ chức vận dụng phế liệu thu hồi chặt chẽ hơn. Đây thực sự là nguồn quan trọng giúp công ty giảm bớt phần vật tư mới cần mua cho thi công. Cán bộ giám sát thi công phải có mặt thường xuyên tại công trường nhằm kiểm tra và giám sát kỹ thuật cũng như chất lượng vật tư, tránh tình trạng lãng phí vật tư do chạy đua theo khối lượng công việc nhằm tăng năng suất lao động để tăng thêm thu nhập.

2. Tiết kiệm chi phí sản xuất chung :

Công ty cần phân công công việc rõ ràng, quy trách nhiệm cụ thể cho từng người và giảm bớt lao động gián tiếp. Ở mỗi công trình nên giao việc chấm công cho một người đảm nhận và nhắc nhở công nhân tại công trình thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình. Nên giao phần việc này cho bộ phận kỹ thuật. Bởi vì, ngoài việc kiểm tra, kiểm soát thi công, họ đủ chuyên môn để phân công lao động chính, phụ ở mỗi vị trí thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí.

3. Nâng cao chất lượng lao động :

Trong cơ chế thị trường, tính năng động, tự chủ, sáng tạo của các doanh nghiệp được đề cao. Chính điều này mà ban lãnh đạo công ty rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng.

Thực tế quá trình xây lắp tại công ty có khi năng suất lao động tăng nhưng cũng có khi năng suất lao động giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau cả về chủ quan lẫn khách quan. Công ty cần nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lao động để từ đó có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất lao động, Để làm được điều đó càn tiến hành các giải pháp sau :

- Điều chỉnh cơ cấu lao động hợp lý : Đặc thù của ngành xây dựng cơ bản là mang tính thời vụ, không ổn định và có tính chất lưu động cao cho nên số lao động trực tiếp có lúc tập trung rất nhiều, có lúc rất ít. Chính điều này làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Vì vậy, việc nghiên cứu, mở rộng thị trường , công ty cần tổ chức nghiên cứu điều kiện thời tiết để có thể điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với mùa xây dựng ở từng thị trường, từ đó tạo nên sự đều đặn thường xuyên trong việc góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động.

- Trong cơ chế hiện nay, cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ giữa các ngành, các lĩnh vực. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần phải đảm bảo hoạt động có hiệu quả, điều cơ bản là phải quan tâm đến lợi ích của người lao động để họ có niềm say mê, hăng hái, có tinh thần lao động cao nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành. Muốn làm được điều này công ty phải tìm ra động lực

kích thích người lao động. Ngoài ra phải có chính sách, cơ chế làm việc giúp người lao động yên tâm, phấn chấn trong công việc. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm hơn nữa đến chế độ phân phối lợi ích cho từng người, chế độ đãi ngộ nhân sự, áp dụng các chế độ thưởng phạt công bằng và thực sự công khai.

 Tóm lại, để nâng cao hiệu quả quản trị chi phí xây lắp nói riêng và nâng cao hiệu quả toàn bộ hoạt động của công ty nói chung, công ty có rất nhiều biện pháp để sử dụng. Tuy nhiên để sự thay đổi mang lại tác dụng lớn, công ty cần thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sao cho biện pháp này có tác động tích cực tới biện pháp kia. Có như vậy công ty mới khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và tạo việc làm cho người lao động.

KẾT LUẬN

Kế toán quản trị chi phí đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Chính yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề tổ chức kế toán quản trị chi phí để kế toán có thể cung cấp thông tin về chi phí một cách kịp thời, chính xác, phục vụ các chức năng của nhà quản trị. Vì vậy vận dụng kế toán quản trị chi phí tại công ty là hết sức cần thiết và cấp bách.

Để kết thúc đề tài này, một lần nữa xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô

Nguyễn Thị Lãnh, người đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Cô đã luôn luôn tận tình chỉ bảo, giải đáp mọi thắc mắc của em trong suốt thời gian làm khoá luận, nhờ đó em mới có thể hoàn thành tốt khoá luận của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cô chú và các anh chị trong phòng tài chính- kế toán của công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco đã tận tình giúp đỡ về tài liệu cũng như điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.Nhờ được tiếp xúc thực tế nên đợt thực tập này đã giúp em có thêm kinh nghiệm khi ra trường.

Tuy nhiên, với thời gian thực tập tương đối ngắn, hơn nữa kiến thức của em vẫn còn hạn chế nên chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, Ngày 28 Tháng 05 Năm 2006

Sinh Viên Thực Hiện Cao Thị Mỹ Phú

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hạch toán kế toán trong xây dựng – NXB Xây dựng Hà Nội-PGS.TS Nguyễn Đăng Hạc.

2. Tài chính doanh nghiệp - NXB Tài Chính-ĐH Quốc Gia TP.HCM.

3. Hướng dẫn thực hành Kế toán xây dựng cơ bản và kế toán đơn vị chủ đầu tư - NXB Tài Chính- TS. Võ Văn Nhị.

4. Bài giảng Kế Toán XDCB - Thầy Nguyễn Phi Sơn - Trường ĐH Duy Tân. 5. Kế toán Tài Chính Doanh Nghiệp - NCS, ThS Hồ Văn Nhàn - ThS Nguyễn

Hữu Phú - Trường ĐH Duy Tân.

6. Kế Toán Quản Trị-NCS, ThS Hồ Văn Nhàn - Ths Nguyễn Thị Lãnh - Trường ĐH Duy Tân.

7. Kế toán quản trị - NXB Lao Động - Th.S Bùi Văn Trường. 8. Kế toán chi phí – NXB Lao Động - Th.S Bùi Văn Trường.

9. Định mức kỹ thuật và công tác dự toán trong Xây dựng - NXB Giao thông Vận Tải-Nguyễn Tài Cảnh, Đặng Nghiêm Chính.

10. Giáo trình dự toán XDCB – NXB Xây Dựng, Hà Nội, 2001.

11. Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp và kế toán đơn vị chủ đầu tư- NXB Thống Kê.

12. Hướng dẫn lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị- NXB Thống Kê-Võ Văn Nhị.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... SVTH : Cao Thị Mỹ Phú Trang 70

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... SVTH : Cao Thị Mỹ Phú Trang 71

MỤC LỤC

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

A. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP...1

I. ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH...1

1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến hạch toán kế toán...1

2. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:...2

II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP...3

1. Khái niệm chi phí...3

2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây lắp...3

2.1. Phân loại theo công dụng của chi phí...3

2.2. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí...4

2.3 Phân loại theo yếu tố chi phí...5

2.4. Một số cách phân loại khác...5

B. VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP...5

I. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP...5

II. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ...6

1. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất...6

1.1. Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...6

1.2. Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp...8

1.3. Kế toán chi tiết chi phí sử dụng máy thi công...10

1.4. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung...12

2. Kế toán chi tiết chi phí ngoài sản xuất...13

2.1. Kế toán chi tiết chi phí bán hàng...13

2.2. Kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp...14

III. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ...15

1. Lập Dự toán chi phí sản xuất...15

1.1. Khái niệm...15

1.2. Căn cứ để lập dự toán chi phí sản xuất...15

1.3. Các bước xác định giá trị dự toán chi phí sản xuất...16

1.4. Phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất...16

2. Lập dự toán chi phí ngoài sản xuất...18

IV. BÁO CÁO CHI PHÍ...20

1. Khái niệm...20

2. Mục đích, cơ sở và phương pháp lập báo cáo chi phí...20

2.1. Báo cáo chi phí sản xuất...20

2.2. Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp...20

PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO...22

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY...22

1. Lịch sử hình thành...22

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty...22

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH...23

1. Đặc điểm...23

2. Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh...23

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ,ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO...24

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý...24

2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban...24

IV.TỔ CHỨC CÔNG TOÁN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO...26

1.Tổ chức bộ máy kế toán...26

1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán...26

1.2. Chức năng, nhiệm vụ...26

2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Cosevco...27

B. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO...28

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO...28

1. Đặc điểm chi phí...28

2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí...28

2.1. Đối tượng hạch toán chi phí...28

2.2. Phương pháp hạch toán chi phí...28

3. Phân loại chi phí tại công ty Cổ Phần Tư vấn, Đầu tư và Xây dựng...29

3.1. Chi phí sản xuất...29

3.2. Chi phí ngoài sản xuất...30

II. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO...31

1. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất...31

1.1. Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...31

1.2. Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp...34

1.3. Kế toán chi tiết chi phí sử dụng máy thi công...36

1.4. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung...37

2. Kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp...38

III. LẬP DỰ TOÁN CHI TIẾT...40

1. Vai trò của công tác lập dự toán chi phí...40

2. Tổ chức lập dự toán chi phí...41

2.1. Lập dự toán chi phí sản xuất...41

2.2. Lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp...44

IV. TỔ CHỨC BÁO CÁO CHI PHÍ...44

1. Các loại báo cáo chi phí...44

2. Tổ chức báo cáo chi phí...44

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY

DỰNG COSEVCO

A. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO...46 I. VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOAN H...46 II. VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ...46 1. Ưu điểm...46 2. Hạn chế ...47

3. Hướng hoàn thiện...47

III. VỀ TỔ CHỨC CHỨN G TỪ SỔ SÁCH, TỔ CHỨC HỆ THỐN G TÀI KHOẢ N KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG ...47 1. Tổ chức chứng từ sổ sách...47 2. Tổ chức hệ thống tài khoản...47 3. Hình thức sổ kế toán...47 IV. VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ. .48 1. Ưu điểm...48 2. Hạn chế...48

3. Hướng hoàn thiện...49

B. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO...50 I. HOÀN THIỆN BỘ MÁY KẾ TOÁN TÀI CHÍNH HIỆN CÓ...50 II. XÂY DỰNG BỘ MÁY KẾ TOÁN QUẢN TRỊ. .50 1. Sự cần thiết phải xây dựng bộ máy kế toán quản trị...50

Một phần của tài liệu Vận dụng Kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Cosevco (Trang 65 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w