Khát quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội (Trang 38 - 41)

2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội và hoạt động kinh doanh của chi nhánh. và hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.1.1. Khát quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội. Nội.

Là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của cả nước, Hà Nội có các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra hết sức sôi động và phát triển mạnh mẽ. Những năm vừa qua Hà Nội phải đối mặt với nhiều diễn biến không thuận lợi: Giá cả hàng hóa trên thị trường biến động và ở mức cao, nhiều dịch bệnh xuất hiện,... Song, kinh tế xã hội Hà Nội vẫn đạt được kết quả khả quan với hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều hoàn thành và vượt kế hoạch năm 2007. So với năm trước, dự kiến GDP tăng 12,07%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 21,4%, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 21,9% (trong đó bán lẻ tăng 22,9%), tổng mức bán hàng hoá dịch vụ đạt tốc độ tăng khá là do số lượng đơn vị kinh doanh thương mại dịch vụ tăng nhanh với mạng lưới rộng khắp (hiện nay Hà Nội có khoảng 16 ngàn doanh nghiệp, 100 ngàn cơ sở kinh doanh cá thể thương mại dịch vụ, 50 siêu thị và trung tâm thương mại, hơn 1000 văn phòng đại diện…), kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 22%, vốn đầu tư xã hội tăng 20,7%, thu ngân sách trên địa bàn tăng 19,2%, xây dựng mới 1,56 triệu m2 nhà ở. Các mặt văn hoá xã hội, trật tự an toàn xã hội vẫn được duy trì ổn định, đời sống nhân dân tiếp tục được chăm lo cải thiện.

Với tình hình thực tế của Hà Nội hiện nay đã đem đến cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của ngân hàng

những thuận lợi và khó khăn, dưới đây là một số thuận lợi và khó khăn chủ yếu.

a. Những thuận lợi:

Nền kinh tế Hà Nội tiếp tục tăng trưởng theo xu hướng tăng dần qua các năm. Quá trình phát triển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp của thành phố là cơ hội rất lớn cho sự lớn mạnh của chi nhánh. Sau khi chính thức được phép chuyển sang là ngân hàng TMCP đô thị, hoạt động của chi nhánh chủ yếu là phục vụ các doanh nghiệp, các cá nhân có thu nhập cao và ổn định, do đó khu vực kinh tế mà chi nhánh quan tâm và trực tiếp phục vụ là khu vực dịch vụ và công nghiệp, sự phát triển của 2 khu vực trên chính là cơ sở cho sự phát triển của chi nhánh.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của thành phố Hà Nội, hoạt động đầu tư cũng được đẩy mạnh, đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn. Mặc dù trung tâm giao dịch chứng khoán đã đi vào hoạt động được một thời gian, song việc huy động vốn qua kênh này mới chỉ đáp ứng được rất ít nhu cầu vốn đầu tư. Vì vậy, hệ thống NHTM vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển. Nắm bắt được vấn đề này, chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế.

Với sự quán triệt và chỉ đạo của đảng và nhà nước, tình hình chính trị thành phố ngày càng ổn định, xã hội ngày càng văn minh, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững.

Sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), trên địa bàn Hà Nội xuất hiện nhiều các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động, điều đó đã tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước có cơ hội học hỏi, hợp tác,

Tiềm năng về dịch vụ ngân hàng trên cả nước đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội còn rất lớn, bình quân tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh ở mức cao. Đây là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của chi nhánh và các ngân hàng khác trong tương lai.

Theo đề án thanh toán không dùng tiền mặt được chính phủ phê duyệt gần đây, thì từ đầu năm 2008 trước tiên các đơn vị chi lương từ nguồn ngân sách, tiếp đến là các đơn vị sự nghiệp... phải trả lương qua hệ thống tài khoản ngân hàng. Đây là một cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại trong công tác huy động vốn.

b. Những khó khăn.

Nhìn chung, người dân Việt Nam chưa có thói quen gửi tiết kiệm trung và dài hạn mà chủ yếu là gửi ngắn hạn, do đó chi nhánh đã gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi dài hạn. Thêm vào đó, một tỷ lệ lớn người dân vẫn có thói quen dùng tiền mặt, vàng và ngoại tệ trong thanh toán, chi trả điều đó đã làm giảm khả năng thu hút tiền gửi thanh toán và cung cấp phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân.

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều ngân hàng với nhiều chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động rộng khắp và có xu hướng ngày càng tăng. Do đó chi nhánh đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, nhất là đối với các ngân hàng có quy mô lớn và uy tín trên thị trường.

Thực tế ở một số ngành như điện, nước, bưu điện, thuế, xăng dầu,…có số thu bằng tiền mặt lớn nhưng vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, chưa thật sự tạo điều kiện cần thiết cho các dịch vụ thanh toán qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng mà vẫn còn thu tiền mặt là chủ yếu, kết quả là đã làm giảm khả năng thu hút tiền gửi của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w