Các kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6 (Trang 83 - 92)

Về Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Do sản phẩm xây lắp của Công ty là các công trình và hạng mục công trình xây dựng nên chi phí NVLTT chiếm tỉ trọng lớn trong việc tính giá thành sản phẩm xây lắp. Do đó để thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm công ty cần:

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

Chuyên đề thực tập

Thứ nhất, Công ty cần duy trì và thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu đáng tin cậy đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đúng tiến độ thi công, vật liệu có chất lượng tốt giá cả phải chăng.

Thứ hai, Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao NVL cho từng công trình và hạng mục công trình, đảm bảo việc cung cấp nguyên vật liệu đúng kịp thời và đúng tiến độ thi công.

Thứ ba, do địa bàn các công trình và hạng mục công trình xây dựng ở cách xa nhau và cách xa trụ sở của công ty nên để quản lý tốt và đảm bảo tiến độ thi công công trình phụ thuộc phần nhiều vào đội trưởng chủ nhiệm của công trình. Công ty cần đảm bảo nguyên tác phân công phân nhiệm, Công ty nên phân tách trách nhiệm ở công trình giữa người mua vật tư, người ghi sổ theo dõi và người lưu trữ vật tư; tăng cường kiểm tra giám sát việc thu mua và ghi chép chứng từ về vật tư… để hạn chế sai sót và gian lận có thể xảy ra gây thiếu hụt vật tư và có biện pháp kịp thời xử lý vi phạm.

Về chi phí nhân công trực tiếp

Do số lượng công nhân trực tiếp tiến hành xây dựng công trình và hạng mục công trình khá nhiều bao gồm cả công nhân của Công ty và công nhân thuê ngoài, nên việc tiến hành chấm công cho công nhân phải trung thực và kế toán tính lương cho công nhân phải chính xác đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động trong hợp đồng lao động.

Về chi phí sử dụng MTC

Công ty cần bóc tách các chi phí khác liên quan đến việc vận hành MTC như: tiền lương của nhân viên điều khiển lái máy thi công, NVL phục vụ cho việc vận

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

Chuyên đề thực tập

hành máy (xăng, dầu…); chi phí sửa chữa MTC… hiện đang được tập hợp và tính vào chi phí sản xuất chung vào TK 623 chi tiết thành các tài khoản cấp 2

Hơn nữa sau một thời gian sử dụng máy thi công sẽ không tránh khỏi việc bị hỏng, hoạt động kém hiệu quả, đồng thời chi phí để mua mới máy thi công cũng không nhỏ, nếu công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn MTC thì khi MTC bị hỏng sẽ chi phí sản xuất trong kỳ tăng vọt ảnh hưởng lớn đến chi phí giữa các kỳ kế toán. Do đó hàng tháng, Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn.

Sơ đồ 2.6 - Sơ đồ hạch toán lập quỹ SCL

Về công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp

Hạch toán các khoản mục chi phí máy thi công vào TK 623 để tránh tình trạng TK 623 có giá trị thấp hơn và TK 627 có giá trị cao hơn thực tế. Từ đó giúp cho việc quản lý và đánh giá chi phí xây lắp trực tiếp hoàn thiện hơn, chính xác hơn.

Công ty nên tổ chức việc kiểm kê NVL còn thừa khi đến kỳ tính giá của từng công trình, hạng mục công trình. Nguyên nhân là do nguyên vật liệu được mua khi có nhu cầu nhưng vật liệu thừa trong thi công dù không nhiều nhưng là việc khó tránh khỏi. Do đó số nguyên vật liệu thừa này tùy theo cách xử lý mà kế toán tiến hành định khoản cho phù hợp.

Ví dụ:

Đối với số VL thừa ở công trình này chuyển sang cho công trình khác: Nợ TK 621 (chi tiết công trình nhận vật liệu)

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

85 Lập quỹ SCL Cuối kỳ quyết toán TK 111, 112, 331 TK 2413 TK 335 TK 623 TK 133 phát sinh CPSCL

Chuyên đề thực tập

Có TK 621 (chi tiết công trình thừa vật liệu) Nếu tiến hành nhập kho:

Nợ TK 152

Có TK 621 (chi tiết công trình thừa vật liệu) Nếu thực hiện bán số vật liệu thừa:

Nợ TK 111, 112….

Có TK 621 (chi tiết công trình thừa vật liệu) Có TK 3333 (nếu có)

Về việc xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị về chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp cho từng bộ phận ở Công ty

Hiện tại Công ty sử dụng phần mềm kế toán Cic trong công tác kế toán, tuy nhiên phần mềm này không thể đáp ứng hết chức năng cung cấp các báo cáo kế toán trên tất cả các phương diện của cả kế toán tài chính và kế toán quản trị mà nó mới chỉ bộc lộ ưu điểm và sự phù hợp với báo cáo tài chính. Các báo cáo quản trị mà phần mềm này cung cấp mới chỉ dừng lại ở các báo cáo quản trị toàn bộ chưa đi sâu vào phân tích từng bộ phận, từng đội xây dựng thi công các công trình, hạng mục công trình khác nhau của Công ty.Do đó, để thực hiện mục tiêu giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm xây lắp đồng thời quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hơn nữa,ban Giám đốc của công ty VINACONEX 6 nói riêng và tổng công ty VINACONEX nói chung cần:

Thứ nhất, xem xét mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận của Công ty để phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng, chi phí cố định, chi phí biến đổi đến kết quả lợi nhuận của Công ty.

Thứ hai, Công ty có thể dựa trên sự phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức hiện nay tại các tổng công ty VINACONEX, có thể tổ chức thành các trung tâm trách

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

Chuyên đề thực tập

nhiệm, bao gồm: Trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Mô hình các trung tâm trách nhiệm được tổ chức như sau:

 Trung tâm đầu tư là cấp cao nhất xét trên toàn tổng công ty, chịu trách nhiệm toàn diện về mọi mặt hoạt động của tổng công ty là Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc nhằm đảm bảo việc đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty có hiệu quả, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư cao, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao.

 Trung tâm lợi nhuận: Là các công ty xây dựng thành viên. Chịu trách nhiệm về hoạt động của các công ty thành viên này là các Giám đốc công ty nhằm đảm bảo tỷ lệ tăng lợi nhuận trên doanh thu, đảm bảo tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của vốn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận.

 Trung tâm chi phí: Bao gồm các bộ phận văn phòng quản lý và các đội thi công. Các trưởng bộ phận và đội trưởng đội thi công chịu trách nhiệm ở các bộ phận mình quản lý nhằm tăng cường tính tự chịu trách nhiệm về chi phí, kiểm soát được toàn bộ những chi phí phát sinh tại đội thi công, tại bộ phận văn phòng quản lý. Đội trưởng đội thi công hay trưởng các phòng ban là người trực tiếp kiểm soát chi phí và là người chịu trách nhiệm về những chi phí phát sinh tại trung tâm. Đảm bảo lợi ích mang lại lớn hơn các chi phí phát sinh và những nổ lực cho việc kiểm soát chi phí.

Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống các báo cáo dự toán trách nhiệm theo các trung tâm: Báo cáo dự toán của các trung tâm trách nhiệm hình thành nên một hệ thống các báo cáo xuyên suốt phục vụ cho công tác quản trị từ cấp lãnh đạo thấp nhất đến cấp cao nhất.

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

Chuyên đề thực tập

 Xây dựng Báo cáo dự toán của trung tâm chi phí

Để kiểm soát được chi phí, nhà quản lý không chỉ dừng lại ở việc lập dự toán chi phí tuân thủ theo thông tư số 04/2005/TT_BXD mà còn phải phân loại chi phí theo quan điểm kế toán quản trị. Dựa vào định mức giao khoán các công trình, Đội trưởng đội thi công chịu trách nhiệm lập Báo cáo dự toán trung tâm chi phí. Báo cáo dự toán của trung tâm chi phí được lập trên cơ sở tổng hợp tất cả các công trình mà đội đảm nhận thi công. Báo cáo dự toán cần phải được lập chi tiết theo các hao phí tạo nên đơn giá từng hạng mục công trình (vì khối lượng giao khoán từng hạng mục thường không thay đổi nhiều so với thiết kế). Đây chính là cơ sở để các tổ thi công hạng mục công trình tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát tổ viên, vật tư xuất dùng trong quá trình thi công. Cần phải khẳng định rõ là trách nhiệm của từng cá nhân gắn chặt với công việc và nhiệm vụ được giao. Đội trưởng đội thi công chịu hoàn toàn trách nhiệm về các chi phí theo dự toán giao khoán và cả các chi phí phát sinh ngoài dự toán.

 Xây dựng báo cáo dự toán trung tâm lợi nhuận

Báo cáo dự toán của trung tâm lợi nhuận được thiết kế theo từng công trình, hạng mục công trình chịu trách nhiệm chính về các báo cáo này là giám đốc các công ty xây lắp. Căn cứ vào các công trình trúng thầu, khối lượng dự kiến các công trình, hạng mục công trình mà các đội thi công, xí nghiệp trong công ty đảm nhận, Công ty lập báo cáo dự toán lợi nhuận để làm cơ sở đánh giá việc thực hiện, kết quả kinh doanh qua việc tổng hợp đầy đủ doanh thu, chi phí. Do tính chất “giao khoán” nên bên cạnh việc quản lý tài chính, công ty còn phải kiểm soát các đội thi công, các xí nghiệp về chất lượng công trình và tiến độ thực hiện.

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

Chuyên đề thực tập

KẾT LUẬN

Công ty cổ phần VINACONEX 6 là thành viên của Tổng công ty VINACONEX được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1991, trước đây là một xí nghiệp xây dựng số 2 của Công ty VINACONEX và sau này được cổ phần hóa mới được tách ra thành một công ty riêng. Với bề dày lịch sử, nhờ sự phát triển vững vàng trong kinh doanh và chú trọng đa dạng hóa sản phẩm nên uy tín của VINACONEX 6 ngày càng được nâng cao trên thị trường.

Nhìn chung công ty đã xây dựng được công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm SXKD của mình, đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho công tác quản lý và tuân thủ theo những quy định của Chế độ kế toán. Tuy nhiên công tác này cũng còn nhiều mặt tồn tại và hạn chế cần phải điều chỉnh và sửa đổi để việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng chính xác, kịp thời hơn, phục vụ ngày càng đắc lực hơn trong công tác quản lý.

Chuyên đề với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VINACONEX 6” đã cho ta thấy tổng quan và thực trạng công tác hạch toán CPSX, tính giá thành tại Công ty cổ phần VINACONEX 6 trên cơ sở đó đưa ra một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian thực tập có hạn mà năng lực trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bài viết của em khó tránh khỏi những sai xót

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

Chuyên đề thực tập

nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô nhằm hoàn thiện hơn bài viết chuyên đề thực tập này.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang cùng toàn thể cán bộ lãnh đạo Công ty Cổ phần VINACONEX 6 cũng như các cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần VINACONEX 6 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Nguyễn Thị Hà Chi Kế toán 46C

Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu

PGS.TS. Đặng Thị Loan (2006), giáo trính Kế toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, trang 531- 552.

PSG.TS. Nguyễn Minh Phương (2005), giáo trình Kế toán quản trị, NXB Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội, trang 130 – 160.

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài

Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.

Quyết định số 206/2003-QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính.

Tài liệu và số liệu kế toán do phòng Tài Chính –Kế toán Công ty Cổ phần

VINACONEX 6 cung cấp năm 2007.

Website www.tapchiketoan.com/content/view/324/160 www.ketoantruong.com www.vinaconex6.com www.mof.gov.vn/ItemPrint.aspx?ItemID=27201 - 39k www.thuvienphapluat.com/?CT=VC&LID=20AF005 - 20k

Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán

http://ketoantruong.com.vn/modules.php?go=view_file&lid=88&name=Files

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6 (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w