c. Những đặc tính chung của phần mềm hiện đại:
3.1.1 Tình hình quản lý tiền lương tại công ty may Thăng Long
a. Lương sản phẩm
Cuối tháng, bộ phận quản lý kho sẽ báo cáo số lượng mỗi loại sản phẩm nhập kho của mỗi XN. Căn cư vào đó, nhân viên lao động tiền lương sẽ tính ra quỹ lương dành cho XN mình.
Để có thể làm lương cho mỗi công nhân trong xí nghiệp nhân viên lao động tiền lương phải có trong tay bản đơn giá tiểu tác do phòng kỹ thuật cung cấp.
Quá trình tạo ra một sản phẩm may mặc là tập hợp của rất nhiều thao tác nhỏ chẳng hạn như may túi, may nhãn, dây treo áo… Mỗi một thao tác đó được gọi là một tiểu tác. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ tập hợp các thao tác để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh vào một bảng gọi là bản đơn giá tiểu tác.
Trong bảng đơn giá tiểu tác có các thông tin về mã hàng, tên các thao tác, thời gian, số người cần thiết thực hiện thao tác đó.
Căn cứ vào bảng đơn giá tiểu tác, nhân viên lao động tiền lương sẽ tính ra đơn giá cho từng nhóm thao tác cho từng cá nhân
Mỗi công nhân chỉ tham gia làm một nhóm tiểu tác trong một sản phẩm. Trong quá trình làm nếu công nhân nào không hoàn thành được sản lượng mình được giao, anh ta có thể bán cho công nhân khác. Người công nhân bán số sản phẩm của mình cho người khác sẽ bị mất năng suất, còn công nhân kía được năng suất. Nói chung tiền lương không sinh ra và mất đi, nó chỉ chuyển từ người này qua người khác. Bởi vì số lượng sản phẩm nhập kho là cố định.
b. Lương thực tế
Lương thực tế là lương sản phẩm đã cộng, trừ thêm các khoản khác như thưởng năng suất, nghỉ ốm, nghỉ lễ tết, BHXH…
Các khoản lương thời gian nghỉ ốm, nghỉ lễ, BHXH được tính dựa trên hệ số lương cơ bản của công nhân.
Cụ thể:
LgTG =(HSLCB*350/26)*số ngày công nghỉ
BHXH = 75% (SHLCB*350/26)*số ngày công thực tế