Các khái niệm và ký hiệu sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý linh kiện của Công ty bán máy tính (Trang 42 - 45)

1. Thực thể

- Thực thể: Khái niệm mô tả một lớp các đối tợng có các đặc trng chung cần quan tâm.

- Bản thể: là một đối tợng cụ thể của lớp thể hiện bản ghi, bảng.

2. Thuộc tính

- Thuộc tính: là đặc trng chung, vốn có của lớp đối tợng mà ta quan tâm.

- Giá trị: thuộc một miền (gồm kiểu DL, giới hạn, cách biểu hiện) - Bốn loại: tên gọi, định danh, mô tả, lặp (đa trị)

a. Thuộc tính tên gọi:

- Có giá trị là tên của bản thể, dùng phân biệt bản thể. - Cho phép nhận biết sự tồn tại của một thực thể. - Thờng có chữ “tên”

b. Thuộc tính định danh

- Giá trị của nó cho phép ta phân biệt các bản thể khác nhau. - Gồm một hay nhiều thuộc tính của thực thể.

- Có sẵn hoặc đợc thêm vào, mô tả trong hình Elip có gạch dới. - Có thể có nhiều định danh. Cách chọn thuộc tính định danh: + Khác trống

+ ít thuộc tính nhất

+ Không chứa thành phần dễ thay đổi của đối tợng mô tả.

c. Thuộc tính mô tả:

- Là thuộc tính không phải là tên gọi hay định danh.

d. Biểu diễn:

Trong mô hình, mỗi thuộc tính đợc mô tả bằng hình Elip, có tên bên trong và nối với thực thể bằng một đoạn thẳng.

2.2. Thuộc tính đa trị

- Có thể nhận nhiều hơn một giá trị đối với mỗi bản thể. - Mô tả bằng hình Elip kép.

- Có nhóm lặp: nhiều thuộc tính lặp có quan hệ chặt chẽ với nhau.

3. Các mối quan hệ

- Biểu diễn: hình thoi có thể có các tên quan hệ bên trong, nối với các thực thể bằng một đoạn thẳng.

3.1. Bậc của các mối quan hệ

Bậc là số thực thể tham gia mối quan hệ. Có ba loại bậc:

- Bậc một - đệ quy: mối quan hệ giữa các bản thể của cùng một thực thể .

- Bậc hai: giữa hai bản thể của hai thực thể khác nhau.

- Bậc ba: đồng thời giữa các bản thể của ba thực thể khác nhau.

Trong mối quan hệ, một bản thể của một thực thể có thể có quan hệ với một hay nhiều bản thể của một thực thể khác. Ta có các loại quan hệ t ơng ứng là: một – một(1:1), một – nhiều(1:N), hay nhiều-nhiều(N:N).

3.2. Phức thể (Gerunds)

Mối quan hệ bậc ba hay bậc thấp hơn ở dạng nhiều – nhiều hay có thuộc tính riêng.

3.3. Các bản số (cardinalities)

Bản số là bản thể của thực thể có thể (hoặc phải) tham gia vào mối quan hệ.

a. Bản số lớn nhất và bản thể nhỏ nhất

- Ba ký hiệu: , và , tơng ứng với: 0 , 1 và nhiều - Cách biểu diễn:

b. Sự phụ thuộc tồn tại

Quan hệ bậc hai, bản số một bên nhỏ nhất một bên là 1. c. Mối quan hệ định danh:

Thuộc tính định danh của con chứa định danh của cha.

3.4. Thực thể con và thực thể chính

Một thách thức lớn trong mô hình dữ liệu là phải ghi nhận và mô tả một cách rõ ràng những thực thể gần nh nhau: đó là thực thể có một số thuộc tính chung, nhng cũng có một số thuộc tính riêng.

3.4.2. Tính kế thừa

Tất cả bệnh nhân (nội trú hay ngoại trú) của một bệnh viện sớm hay muộn họ đều phải thanh toán. Đó là tính kế thừa với t cách là một bệnh nhân. Tính kế thừa là một đặc tính mà tất cả những thuộc tính của thực thể chính đều trở thành thuộc tính của thực thể con của nó.

3.5. Các quy tắc nghiệp vụ

Các quy tắc nghiệp vụ là những đặc tả đảm bảo tính toàn vẹn của mô hình dữ liệu logic. Có bốn kiểu cơ bản của quy tắc nghiệp vụ :

+ Tính toàn vẹn thực thể(Entity integrity): Mỗi bản thể có một định danh duy nhất mà giá trị khác trống.

+ Các ràng buộc tính toàn vẹn tham chiếu(referential integrity contrains): các quy tắc có liên quan đến mối quan hệ giữa các thực thể.

+ Miền giá trị(Comain): Các ràng buộc về giá trị đúng của các thuộc tính

+ Các hoạt động kích hoạt(Triggering Operations):một số quy tắc khác để bảo vệ sự đúng đắn của giá trị các thuộc tính khi tiến hành thao tác dữ liệu.

Một phần của tài liệu Quản lý linh kiện của Công ty bán máy tính (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w