CHƯƠNG 5: TỔNG QUAN VỀ UML
I.5.2 Một số khái niệm và thành phần cơ bản của UML.
• Mô hình (Model) là hình thức diễn đạt hết sức gọn theo một ngôn ngữ trực quan nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng để nghiên cứu đối tượng ấy. Thường thì mô hình không chỉ là một biểu diễn cụ thể, mà là tập hợp của một số biểu diễn, ví dụ mô hình usecase có nghĩa là tập hợp các biểu đồ usecase.
• Hướng nhìn (View) là một khái niệm trong UML, được hiểu là các khía cạnh khác nhau cần mô tả và mô hình hoá, trừu tượng hoá của hệ thống. Mỗi hướng nhìn gồm một số loại biểu đồ khác nhau. Các khung nhìn thường sử dụng là.
Usecase view (Hướng nhìn theo trường hợp sử dụng): mô tả các chức năng của hệ thống có ý nghĩa cho các tác nhân. Tác nhân ở đây có thể là người sử dụng hoặc một hệ thống khác. Hướng nhìn usecase mang tính trung tâm, vì nó là cơ sở cho các hướng nhìn khác.
Logical view (Hướng nhìn logic) ngược lại với hướng nhìn usecase, hướng nhìn logic nhìn vào bên trong hệ thống. Nó mô tả các cấu trúc tĩnh (lớp, đối tượng, quan hệ ), cũng như tương tác hoạt động giữa các đối tượng.
Component view (hướng nhìn theo thành phần). Deployment view (hướng nhìn triển khai ). Concurrency view (hướng nhìn song song).
• Biểu đồ ( Diagram): mỗi biểu đồ là một loại hình vẽ mô hình hoá hệ thống trong một khung nhìn. Các dạng biểu đồ thường gặp:
Usecase diagram ( biểu đồ trường hợp sử dụng ). Class diagram ( biểu đồ lớp ).
Activity diagram ( biều đồ hoạt động ). State diagram ( biểu đồ trạng thái ). Sequence diagram ( biểu đồ tuần tự).
Collaboration diagram ( biểu đồ tương tác).
• Phần tử mô hình ( model element) mỗi khái niệm được sử dụng trong biểu đồ được gọi là các phần tử mô hình.
• Gói ( package) UML được tổ chức thành các gói, mỗi gói chứa một số biểu đồ.
• Hệ thống con: biểu diễn các bộ phận của hệ thống vật lý, chúng có thể được tổ chức trong các gói.
• Khuân mẫu: được sử dụng để định nghĩa một loại phần tử mô hình mới dựa vào một loại phần tử đã có.
• Đặc tả: mô tả chi tiết một phần tử.