Tổ chức cơ cấu cho một số lĩnh vực và bộ phận cụ thể:

Một phần của tài liệu Các chức năng của quản lý kinh tế (Trang 50 - 58)

- 50 x0,8 nếu thất nghiệp hàng năm dưới 3%.

A = 30 x1 xã hội nhiều tội lỗi (ma tuý, băng hoại đạo đức )

4.4.2.2. Tổ chức cơ cấu cho một số lĩnh vực và bộ phận cụ thể:

+Tổ chức cơ cấu nguồn lực:

Tổ chức cơ cấu khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đất đai.

Tổ chức cơ cấu tài sản quốc gia và các thành phần kinh tế.

Tổ chức cơ cấu nguồn nhân lực. Tổ chức cơ cấu nguồn vốn.

+Tổ chức cơ cấu giữa các lĩnh vực: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.

-Khái niệm và nội dung của vấn đề:

*Một nền kinh tế muốn phát triển nhanh phải có một cơ cấu hợp lý giữa các lĩnh vực lớn của nền kinh tế như : Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Lĩnh vực sản xuất là nguồn gốc sinh ra giá trị và giá trị thặng dư để tiến

hành phân phối, trao đổi và tiêu dùng.

*Phân phối và phân phối lại là để nhằm phân phối giá trị một cách công

bằng giữa tất cả các bộ phận có liên quan của nền sản xuất xã hội, thực hiện tái sản xuất lại điều kiện lao động, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước để chi tiêu cho khu vực phi sản xuất, thực hiện các chính sách xã hội, đầu tư cho các dự án được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế chung phát triển….Nếu nguồn kinh phí dành cho lĩnh vực phân phối không thoả đáng sẽ có thể gây nên các tác động tiêu cực cho lĩnh vực sản xuất.

*Trao đổi là lĩnh vực tạo ra thị trường để tiêu thụ sản phẩm của khu vực sản xuất làm ra sau khi khâu phân phối được thực hiện. Khâu trao đổi không được tổ chức tốt sẽ gây đình trệ cho sản xuất và do đó sẽ tác động xấu đến sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

*Tiêu dùng là khâu cuối cùng có ảnh hưởng lớn đến khâu sản xuất, phân phối và trao đổi. Tiêu dùng vừa là mục tiêu vừa là động lực của sản xuất.

*Định lượng các mối quan hệ.

+Cách thứ nhất (sử dụng công thức phân phối và sử dụng tổng sản phẩm quốc gia GDP).

GDP = C + I + G + X – M = De + W + i + R + Pr + Ti.

Trong công thức trên GDP thể hiện giá trị mới do sản xuất tạo ra, vế thứ hai thể hiện tiêu dùng và vế thứ ba thể hiện phân phối thu nhập.

+Cách thứ hai (sử dụng lý thuyết cân bằng tổng quát của nền kinh tế quốc dân – mô hình IS – LM.

IS – mô tả sự cân bằng của thị trường sản phẩm. Nhằm nghiên cứu tác động của lãi suất đối với điểm cân bằng sản lượng.

Hàm IS có dạng: Y = C. Yd + Ir + Go

Trong đó: C. Yd = C (Y – T ) là một hàm đồng biến với Yd, tức đồng biến với Y – T. Ir là một hàm nghịch biến với r.

Go là một hằng số.

Từ phương trình trên ta thấy mối quan hệ giữa Y và r là một quan hệ nghịch. Y đồng biến với I, I nghịch biến với r nên Y nghịch biến với r, đó đó đường IS trên đồ thị là dốc xuống.

Hay phương trình của đường IS, có dạng Y = f(r)

r

YIS IS

Nếu giải phương trình cân bằng sản lượng với các hàm tổng quát như:

C = Co + c.Yd I = Io + i.Y + Im.r T = To + t.Y G = Go Ta được: Ta được:

Y = C + I + G

= [Co + c ( Y – To – t.Y)]+ [Io + i.Y + Im.r] + [Go] = k(Co - c.To + Io + Go) + k. Im.r

Với Im là hằng số chỉ mối quan hệ giữa tăng đầu tư với giảm lãi suất Im < 0. (nghịch biến). i t c c k − + − = . 1 1

LM – mô tả sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Mục đích xây dựng đường LM là nhằm nghiên cứu tác động của sản lượng đối với sự cân bằng của thị

trường tiền tệ, trong điều kiện lượng cung tiền không đổi.

Nghĩa là chúng ta muốn biết với một mức cung tiền cho trước, khi Y thay đổi sẽ làm cho r thay đổi như thế nào để bảo đảm cung và cầu tiền tệ bằng nhau. Cầu tiền tệ:

Dm = Dgd + Dđc

Dm = Do + dm.r + dmy.Y

Trong đó: D0, dm, dmy là hằng số, với dm < 0 và dmy >0.

dm < 0 là quan hệ giữa mức cầu về tiền khi lãi suất tăng (nghịch biến) dmy >0 là quan hệ giữa mức cầu về tiền khi sản lượng tăng (đồng biến) -Ta biết hàm cung tiền là một hàm hằng so với lãi suất:

SM = Mo

-Nên cân bằng trên thị trường tiền tệ là: SM = Dm

Hay: Mo = Dgd + Dđc Mo = Do + dmy.Y + dm.r

Đường LM là một đường dốc lên, phản ánh mối quan hệ đồng biến giữa r và Y. Nghĩa là, khi sản lượng tăng lên thì muốn cho thị trường tiền tệ cân bằng thì lãi suất phải tăng lên; ngược lại, khi sản lượng giảm, thị trường tiền tệ chỉ cân bằng khi lãi suất giảm.

r LM

Y

Đư ờng LM nhằm mô tả sự lệ thuộc của mức lãi suất cân bằng vào sản lượng quốc gia.

Chỉ cần giải phương trình cân bằng của thị trường tiền tệ ( Sm = Dm ) trong điều kiện chấp nhận sản lượng là một biến số thì sẽ tìm được phương trình LM.

Sm = Dm Mo = Dgd + Dđc Mo = Do + dmy.Y + dm.r Ta có: Y d d d D M r m my m o o − − • =

Sự cân bằng IS – LM (trên thị trường sản phẩm và thị trường tiền tệ)

Nền kinh tế không thể cân bằng khi có ít nhất 1 loại thị trường nào đó mất cân bằng. Nó phải tự điều chỉnh để đạt trạng thái cân bằng chung mà ở đó cung và cầu của mỗi loại thị trường phải bằng nhau.

Một cách tổng quát có thể chia làm 2 loại thị trường: Thị trường sản phẩm và thị trường tiền tệ.

-Thị trường sản phẩm cân bằng khi nền kinh tế nằm trên đường IS. -Thị trường tiền tệ cân bằng khi nền kinh tế nằm trên đường LM.

Như vậy, muốn có sự cân bằng đồng thời cả hai loại thị trường thì nền kinh tế phải vừa nằm trên đường IS vừa nằm trên đường LM.

Điều đó có nghĩa là trạng thái cân bằng chung được xác định ở giao điểm giữa 2 đường IS và LM. IS LM r2 B A C D Eo ro r1 Y2 Y0 Y1 F

Giao điểm này luôn luôn tồn tại, bởi vì, đường IS đi xuống trong khi đường LM đi lên. Cho nên trạng thái cân bằng chung là trạng thái có thể xác định được bất cứ trong tình huống nào.

Ở hình trên ta thấy. Tại điểm Eo là điểm cân bằng của nền kinh tế, tại đây mức lãi suất cân bằng ro và mức sản lượng cân bằng Yo được xác định. Mọi mức lãi suất và sản lượng khác với ro và Yo đều có ít nhất 1 loại thị trường bị mất cân bằng.

Ví dụ: Với lãi suất r1 ≠ ro.

Nếu sản lượng là Y1 thì chỉ có thị trường tiền tệ cân bằng vì điểm A nằm trên đường LM, nằm ngoài đường IS.

Nếu sản lượng là Y2 thì chỉ có thị trường sản phẩm cân bằng vì điểm B nằm trên đường IS, nằm ngoài đường LM.

Nếu sản lượng là Yo thì cả 2 loại thị trường đều bị mất cân bằng vì điểm C nằm ngoài 2 đường IS và LM.

Ví dụ 2: Với sản lượng là Y 1 Yo

Nếu lãi suất là r1 thì thị trường sản phẩm bị mất cân bằng vì điểm A nằm ngoài đường IS.

Nếu lãi suất là r2 thì thị trường tiền tệ bị mất cân bằng vì điểm D nằm ngoài đường LM.

Nếu lãi suất là ro thì cả 2 loại thị trường bị mất cân bằng vì điểm F nằm ngoài đường IS và LM.

Khi nền kinh tế bị mất cân bằng như vậy nó sẽ tự điều chỉnh để về Eo với lãi suất ro và Yo thoả mãn hệ phương trình IS – LM. IS LM r2 B A C D Eo ro r1 Y2 Y0 Y1 F

Một phần của tài liệu Các chức năng của quản lý kinh tế (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(58 trang)