NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM (Trang 51 - 64)

KINH DOANH BẢO HIỂM

Câu hỏi 83. Nhà nước quản lý hoạt động KDBH như thế nào? Trả lời:

Nội dung quản lý hoạt động KDBH của Nhà nước vừa đảm bảo quản lý, xử lý chặt chẽ những vấn đề đã, đang và sẽ phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vừa đảm bảo tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNBH và thị trường bảo hiểm phát triển. Điều 120 Luật KDBH quy định:

1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;

2. Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;

4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;

5. Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm; 6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;

7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài;

8. Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;

10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.”

Câu hỏi 84. Việc phân cấp quản lý Nhà nước về quản lý hoạt động KDBH giữa Chính phủ, cán bộ và tỉnh như thế nào?

Trả lời:

Các cơ quan quản lý Nhà nước được phân cấp rõ ràng trong việc thực hiện chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Điều 121 Luật KDBH quy định:

“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

4. ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.”

Câu hỏi 85. Tổ chức thanh tra kiểm tra hoạt động KDBH như thế nào? Trả lời:

Việc thanh tra và kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm là quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm chấn chỉnh, điều chỉnh lại một số vấn đề bất cập nảy sinh trong thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như xử phạt các hành vi vi phạm của các tổ chức cá nhân trong lĩnh vực KDBH. Điều 122 Luật KDBH quy định nội dung thanh kiểm tra hoạt động KDBH như sau:

“1. Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải được

thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật. Việc thanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp. Thời hạn thanh tra tối đa không quá 30 ngày, trong trường hợp đặc biệt thời hạn thanh tra được gia hạn theo quyết định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền, nhưng thời gian gia hạn không được quá 30 ngày.

Việc thanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

2. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền; khi kết thúc thanh tra phải có biên bản kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.

3. Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.”

Câu hỏi 86. Nếu hoạt động sai nội dung được quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép đặt Văn phòng đại diện, Bộ Tài chính có những chế tài như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 5 Nghị đinh 118 xử phạt hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với

một trong những hành vi sau đây:

a) Không công bố hoặc công bố sai sự thật nội dung hoạt động theo các quy định của pháp luật có liên quan;

b) Không hoạt động sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép;

c) Chậm công bố so với thời hạn quy định các nội dung thay đổi đã được chấp thuận theo quy định tại Điều 69 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt văn phòng đại diện.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Thuê, mượn, chuyển nhượng Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện;

b) Tẩy xoá, sửa chữa Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện;

c) Kinh doanh hoặc hoạt động không đúng nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện;

d) Tiếp tục hoạt động, kinh doanh khi đã bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc đã bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh môi giới bảo hiểm không có Giấy phép;

b) Nhận dịch vụ môi giới bảo hiểm do doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài không được phép hoạt động tại Việt Nam cung cấp.

5. Hình thức xử phạt bổ sung

Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt Văn phòng đại diện đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1; khoản 2; điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.

6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc công bố nội dung hoạt động hoặc đính chính các nội dung hoạt động đã công bố sai sự thật đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”

Câu hỏi 87. Những hành vi nào được coi là vi phạm các quy định về trụ sở làm việc, thành lập, giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mở, chấm dứt

hoạt động, thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây ra.”

Câu hỏi 88. Những vi phạm về quản trị, điều hành, kiểm soát sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Việc bổ nhiệm các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại các doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính phê duyệt. Nghị định 118 Điều 7 quy định mức phạt về việc bổ nhiệm các chức vụ mà chưa được sự chấp thuận của Bộ Tài chính như sau:

“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.”

Câu hỏi 89. Những vi phạm về thay đổi tên gọi, mức vốn, nội dung phạm vi hoạt động sẽ bị xử phạt như thê nào?

Trả lời:

Thay đổi tên gọi, mức vốn và nội dung phạm vi hoạt động sẽ ảnh hưởng đến nội dung hoạt động và khả năng tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng Nhà nước trong việc kiểm tra giám sát hoạt động bảo hiểm. Nghị định 118 Điều 8 quy định rõ chế tài và hình thức xử phạt đối với những vi phạm này như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với việc thay đổi tên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng do thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản:

a) Mức vốn điều lệ;

b) Nội dung, phạm vi và thời gian hoạt động;

c) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên. 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Câu hỏi 90. Vi phạm quy định về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm? Trả lời:

Nghị định 118 Điều 9 quy định rõ việc các hành vi chuyển giao hợp đồng mà không tuân thủ các quy định cụ thể như sau:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiến hành việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm khi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc chuyển giao theo quy định của pháp luật;

b) Tiến hành việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;

c) Không công bố và thông báo việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản theo các quy định của pháp luật.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra được quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.”

Câu hỏi 91. Cạnh tranh bất hợp pháp là gì? Trả lời:

Cạnh tranh bất hợp pháp là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của thị trường bảo hiểm. Nghị định 118 Điều 10 quy định rõ về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có một trong những hành vi sau đây:

a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, hoặc của doanh nghiệp bảo hiểm khác;

b) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;

c) Khuyến mại bất hợp pháp;

d) Thoả thuận hạn chế cạnh tranh gây thiệt hại cho quyền lợi của bên mua bảo hiểm.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính theo hình thức và thủ tục do pháp luật quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.”

Câu hỏi 92 . Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm trái luật? Trả lời:

Điều 11 Nghị định 118 quy định:

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc mua bảo hiểm, sử dụng dịch vụ môi giới bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm dưới mọi hình thức.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra được quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.”

Câu hỏi 93. Vi phạm quy định về bảo hiểm bắt buộc? Trả lời:

Điều 12 Nghị định 118 quy định:

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc từ chối bán bảo hiểm bắt buộc cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua bảo hiểm bắt buộc;

b) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.”

Câu hỏi 94. Vi phạm các quy định về tái bảo hiểm bắt buộc sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Điều 13 Nghị định 118 quy định:

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có một trong những hành vi sau đây:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ tái bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối nhận tái bảo hiểm bắt buộc toàn bộ hoặc một phần theo quy định của pháp luật.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Đình chỉ hoạt động có thời hạn; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.”

Câu hỏi 95. Tham gia bảo hiểm tại nước ngoài trái phép? Trả lời:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có một trong những hành vi sau đây:

1. Mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không có trụ sở ở Việt Nam hoặc của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam trái với các quy định của pháp luật;

2. Ép buộc cá nhân, tổ chức khác tham gia bảo hiểm tại nước ngoài trái với các quy định của pháp luật.

Câu hỏi 96. Xử phạt các hành vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Các hành vi và hình thức xử phạt đối với những hành vi này được quy định rõ tại

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w