Các yếu tố chi phối pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 60 - 72)

Nam

Pháp luật quản lý thuế, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có những yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, cơ chế quản lý thuế được nhà nước lựa chọn áp dụng

Cơ chế quản lý là sản phẩm của ý thức chủ quan của con người, do chủ thể quản lý định ra, nên nó mang tính chủ quan phụ thuộc vào ý chí và lợi ích của chủ thể quản lý. Tuy nhiên, việc định ra cơ chế quản lý có hiệu quả thì nhà nước không thể không dựa trên cơ sở các quy luật khách quan và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Việc định ra cơ chế quản lý hợp lý, khoa học là sự biểu hiện rõ nhất về trình độ, khả năng vận dụng các quy luật khách quan vào quá trình quản lý.

Pháp luật là yếu tố cơ bản cấu thành trong cơ chế quản lý. Mỗi cơ chế quản lý thuế khác nhau đòi hỏi pháp luật điều chỉnh khác nhau cho phù hợp cơ chế quản lý thuế đó. Chẳng hạn, ở nước ta trước đây khi thực hiện cơ chế quản lý thuế “chuyên quản” trực tiếp theo từng đối tượng, theo từng sắc thuế thì pháp luật quản lý thuế phải đặt ra quy định phù hợp để thích ứng với cơ chế quản lý thuế này, có như vậy cơ chế quản lý thuế mới có thể vận

hành được. Khi chuyển sang áp dụng quản lý thuế theo cơ chế “tự khai, tự nộp thuế” thì pháp luật quản lý thuế đã thay đổi lớn. Cụ thể: Pháp luật quản lý thuế quy định đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của người nộp thuế, của cơ quan quản lý thuế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý thuế. Trong đó đề cao quyền và tính tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế; nhấn mạnh chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, công khai minh bạch các thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ thuế, gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thuế; coi trọng hơn việc kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế; các thủ tục hành chính thuế được quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch, nhằm nâng cao trách nhiệm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế; Vấn đề xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế được coi trọng trong pháp luật quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.

Thứ hai, pháp luật về nội dung các sắc thuế và các thể chế quản lý khác có liên quan.

Pháp luật quản lý thuế được xây dựng, ban hành để tổ chức thực hiện các luật thuế. Pháp luật về nội dung các sắc thuế là cơ sở, là tiền đề cho xây dựng pháp luật quản lý thuế. Hệ thống pháp luật về nội dung các sắc thuế nếu được quy định đơn giản, rõ ràng, ổn định, ít có ngoại lệ thì pháp luật quản lý thuế sẽ giảm tính phức tạp, quy trình, thủ tục triển khai thực hiện được dễ dàng, thuận tiện. Có thể nói pháp luật quy định về nội dung các sắc thuế và pháp luật quản lý thuế có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau. Pháp luật về nội dung các sắc thuế thay đổi thì pháp luật quản lý thuế ít nhiều cũng thay đổi. Xu hướng cải cách phát triển hệ thống thuế ở các nước đều cho thấy: Cải cách hệ thống thuế được kết hợp chặt chẽ và tương thích giữa nội dung pháp luật thuế với công tác quản lý thuế. Bởi vì, một hệ thống pháp luật về nội dung các sắc thuế dù có tiên tiến đến đâu cũng không phát huy được tác dụng nếu thiếu vắng quy định của pháp luật quản lý thuế và ngược lại, cải cách quản lý công tác quản lý thuế cần được dựa trên nền tảng một hệ thống pháp luật về nội dung các sắc thuế ổn định và rõ ràng. Hệ thống pháp luật quy định các sắc thuế đơn giản, rõ ràng, các thủ tục quản lý thuế đơn giản, thuận tiện cho người nộp thuế sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực thi chính sách thuế.

Pháp luật quản lý thuế không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ, chịu sự chi phối của pháp luật quy định nội dung các sắc thuế mà còn có mối quan hệ và chịu sự chi phối của các các bộ phận pháp luật khác như: pháp luật về quản lý đất đai, quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập cảnh, thanh toán không dùng tiền mặt, chế độ, chuẩn mực kế toán; quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ…pháp luật dân sự, pháp luật về tố tụng, pháp luật về thanh tra, pháp luật hải quan, pháp luật hình sự, pháp lụât hành chính v.v... Vì

vậy, khi ban hành, sửa đổi pháp luật quản lý thuế cần đảm bảo tính phù hợp và thống nhất với các bộ phận pháp luật trên.

Thứ ba, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Pháp luật là sự phản ánh dưới hình thức pháp lý các quan hệ xã hội, một sự phản ánh lệ thuộc vào những biến đổi của xã hội. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá không chính xác, không đầy đủ những yếu tố khách quan khi ban hành pháp luật cũng dẫn đến pháp luật không phù hợp với những đòi hỏi của cuộc sống và pháp luật không thể phát huy được tác dụng. Để pháp luật phản ánh đúng, đầy đủ thực tiễn khách quan, những tiến trình đang diễn ra trong đời sống xã hội thì phải thường xuyên hoàn thiện pháp luật trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế xã hội, thực trạng pháp luật hiện hành. Từ thực trạng đó phát hiện ra những điểm không phù hợp trong các quy định của pháp luật để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn khách quan. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội mà phát hiện ra những nhu cầu điều chỉnh mới của pháp luật để kịp thời xây dựng và ban hành pháp luật. Nếu không có những khảo sát, đánh giá thực trạng kinh tế xã hội thì không thể có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn xác đáng để xây dựng và thực hiện pháp luật, pháp luật không thể phát huy vai trò của nó trong đời sống, thậm chí pháp luật chỉ nằm trên giấy.

Để pháp luật đi vào cuộc sống, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về quản lý thuế cần xuất phát từ thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn để đặt ra các quy định pháp luật cho phù hợp. Chẳng hạn, hiện nay, chủ thể kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn trong nền kinh tế là các DN vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh tư nhân, cá thể, mà hầu hết các đối tượng này chưa quan tâm nhiều đến việc mở, ghi chép sổ sách kế toán, thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ trong mua bán hàng hoá, dịch vụ nên việc triển khai thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Kết quả điều tra, khảo sát năm 2009 cho thấy: Nếu lấy tiêu chí dưới 300 lao động thì DN vừa và nhỏ ở nước ta chiếm tỷ lệ 96,8%; trong đó DN có quy mô rất nhỏ dưới 10 lao động chiếm 61,2%. Nếu lấy tiêu chí vốn thì có tới 89% là DN có vốn dưới 10 tỷ; trong đó DN có vốn dưới 1 tỷ chiểm tỷ lệ 27,2%; từ 1 đến 5 tỷ chiếm tỷ lệ 54%; Về kế toán: Số DN có tuyển dụng kế toán lâu dài chiếm tỷ 57,5%; Chỉ thuê kế toán khi cần chiếm tỷ lệ 30,3%; Không có kế toán chiếm tỷ lệ 12% [47, tr.232]. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc xây dựng pháp luật quản lý thuế cần có quy định phù hợp nhằm quản lý tốt các đối tượng là DN vừa và nhỏ, tránh tình trạng thất thu thuế, không gây khó khăn phiền hà cho người nộp thuế. Giải pháp mà nội dung pháp luật quản lý thuế phải tính đến là quy định về thủ tục hành chính thuế phải đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, giảm tần suất kê khai, nộp thuế, tiết giảm tối đa chi phí tuân thủ và tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế tự thực hiện đầy đủ, đúng

nghĩa vụ thuế. Đồng thời, cần có quy định nhằm khuyến khích, mở rộng các hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ về thuế, về kế toán giúp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ quy định của các luật thuế, đó là cơ sở của việc tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Thứ tư, văn hoá tuân thủ thuế của người nộp thuế (hay còn gọi tinh thần và đạo đức thuế của người nộp thuế).

Văn hoá tuân thủ thuế thể hiện ở nhận thức về trách nhiệm của người nộp thuế về nghĩa vụ thuế, ở ý thức chấp hành pháp luật thuế. Văn hoá tuân thủ thuế là một yếu tố quan trọng trong việc xác định nội dung điều chỉnh của pháp luật. Khi người nộp thuế có kiến thức, hiểu biết đầy đủ về pháp luật thuế có tinh thần đạo đức thuế tốt thì khi đó mới đảm bảo rằng họ tự giác thực hiện được đúng, đầy đủ nghĩa vụ thuế của mình, họ thấy trách nhiệm của mình phải tham gia vào công tác quản lý thuế và mới giám sát quá trình thực hiện pháp luật thuế. Trái lại, sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế còn thấp thì tình trạng trốn thuế, lậu thuế còn diễn ra, những tiêu cực trong quản lý thuế vẫn còn có “đất”để tồn tại. Do vậy, việc quy định trong pháp luật quản lý thuế phải tính đến yếu tố này, bởi vì, ở nước ta hiện nay, ý thức trách nhiệm về nghĩa vụ thuế, sự hiểu biết về các luật thuế và quy trình thủ tục thực hiện các nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nói riêng và người dân nói chung còn hạn chế.

Kết quả khảo sát các DN trên địa bàn Hà Nội năm 2009, cho thấy: Về mức độ tuân thủ thuế: Nhóm đối tượng sẵn sàng tuân thủ chiếm tỷ lệ 10%; Nhóm đối tượng chấp nhận tuân thủ chiếm tỷ lệ 32,3%; Nhóm đối tượng miễn cưỡng tuân thủ chiếm tỷ lệ 51,7%; Nhóm đối tượng từ chối tuân thủ chiếm tỷ lệ 5,9%. Về mức độ hiểu biết luật thuế và quy trình tuân thủ thuế: Đối tượng hiểu đầy đủ chiếm tỷ lệ 35,6%; Hiểu chưa đầy đủ 41,4% , Khó trả lời 13%. Trong nhóm hiểu đầy đủ thì mức độ tuân thủ thuế nhóm này khá cao đạt 60,4% [44, tr.81]. Các DN lớn chủ yếu là DN có vốn nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi tuân thủ thuế tốt hơn, họ hiểu rõ nghĩa vụ và quy trình tuân thủ, có văn hoá tuân thủ thuế tốt nên mức độ tuân thủ thuế cao. DN dân doanh chủ yếu là DN vừa và nhỏ, hiểu biết về nghĩa vụ thuế còn hạn chế, quá trình lưu giữ sổ sách kế toán, quá trình tuân thủ thuế gặp nhiều khó khăn, chi phí tuân thủ cao, văn hoá tuân thủ yếu. Điều này giải thích mức độ tuân thủ thuế của các DN này thường là thấp và thậm chí là rất thấp.

Từ thực tế trên cho thấy, công tác tuyên truyền, tư vấn giải đáp thắc mắc về chính sách, pháp luật thuế cần được coi trọng mà trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan quản lý thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan. Bên cạnh đó, cần coi trọng việc hoàn thiện bộ phận pháp luật về giám sát và bảo đảm tuân thủ pháp luật thuế nhằm giúp cơ quan quản lý thuế tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để phát hiện, ngăn chặn và xử lý

nghiêm khắc, kịp thời các hành vi gian lận, trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước. Có như vậy, mới tăng cường tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa những hành vi tiêu cực, bảo đảm cho pháp luật thuế được tôn trọng và thực thi nghiêm túc trên thực tế.

Thứ năm, trình độ quản lí của cơ quan quản lí thuế, cán bộ ngành thuế.

Trình độ năng lực quản lí của cơ quan quản lý thuế, cán bộ ngành thuế là một yếu tố quan trọng chi phối pháp luật quản lý thuế. Trình độ năng lực quản lí của cơ quan quản lý thuế được thể hiện thông qua việc phân công, phân cấp quản lý, bố trí cán bộ, năng lực còn thể hiện thông qua bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế và thước đo là kết quả đạt được trong hoạt động thực tiễn. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế thể hiện ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng ứng dụng công nghệ tin học trong công việc, tính chuyên nghiệp hoá, chuyên môn hoá quản lí, thái độ và phong cách làm việc. Trong pháp luật quản lý thuế các quy định về quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện, thời gian giải quyết công việc liên quan đến các nội dung quản lý thuế phải dựa trên trình độ, năng lực thực tế và điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Mặt khác, để nâng cao trình độ quản lý thuế ở nước ta hiện nay, pháp luật quản lý thuế cần phải đóng vai trò để bảo đảm bộ máy quản lí thuế được tổ chức xây dựng hợp lí, khoa học hơn, phân công, phân cấp cụ thể rõ ràng, trách nhiệm quyền hạn được quy định cụ thể, đủ để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ; cán bộ được bố trí, phân công hợp lí theo hướng chuyên môn hóa đối với bộ phận nghiệp vụ, thực hiện quản lí thuế theo chức năng và có sự độc lập tương đối giữa các bộ phận để tạo sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau. Đồng thời, pháp luật quản lý thuế phải xây dựng được những khuôn mẫu và tiêu chuẩn chung cho đội ngũ cán bộ thuế. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác của cán bộ quản lí thuế được đặc biệt quan tâm để đáp ứng được yêu cầu quản lí trong tình hình phát triển mới của xã hội. Ngoài ra, vấn đề đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế cũng cần được quan tâm đúng mức. Ở những nước có trình độ quản lý thuế tiên tiến, họ chú trọng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu quản lý thuế, vì thế, việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, chính xác phục vụ có hiệu quả cho yêu cầu quản lý thuế. Hầu hết các chức năng quản lý thuế đều được hiện đại hoá như: ứng dụng công nghệ tin học hiên đại vào việc tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế; hệ thống ứng dụng xử lý tờ khai và kế toán thuế; hệ thống thông tin báo cáo chỉ đạo điều hành và phân tích dự báo thu NSNN. Đặc biệt, hệ thống ứng dụng hỗ trợ cho công tác quản lý thu nợ thuế, thanh tra, kiểm tra thuế (do xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân nộp thuế đầy đủ, tập trung, trên cơ sở các thông tin này, xây dựng các chỉ số phân loại đối tượng quản lý theo quy mô và đánh giá mức độ tuân thủ của tổ chức, cá nhân nộp thuế để lựa chọn đúng các

truờng hợp cần kiểm tra, thanh tra với sự hỗ trợ cao của hệ thống công nghệ thông tin). Thực tế cho thấy, do được trang bị các phương tiện hiện đại, ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến phục vụ cho công tác quản lí thuế nên hiệu quả của công tác quản lí thuế được nâng lên rõ rệt mà trước hết là tiết kiệm chi phí quản lí do tiết kiệm nguồn nhân lực, tiết kiệm được thời gian, các nghiệp vụ quản lí được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng và đầy đủ, tạo

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 60 - 72)