Phân biệt thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng với thẩm tra, xác minh trong điều tra hình sự và thanh tra của Nhà nước

Một phần của tài liệu Chuyên đề các cấp ủy lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong đảng (Trang 40)

IV- Một số vấn đề cần chú ý

5. Phân biệt thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng với thẩm tra, xác minh trong điều tra hình sự và thanh tra của Nhà nước

với thẩm tra, xác minh trong điều tra hình sự và thanh tra của Nhà nước

a. Giống nhau:

+ Đều có mục đích chung là làm rõ sự thật của một sự việc, hiện tượng, vụ việc nào đó để kết luận rõ đúng, sai.

+ Đều được pháp luật của Nhà nước, các quy định của Đảng cho phép tiến hành các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của chuyên ngành mình.

+ Kết quả phải có giá trị pháp lý để đi đến kết luận và xử lý.

+ Quá trình tiến hành phải bảo đảm đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng sự thật khách quan, công minh, chính trực.

b. Khác nhau

- Về nguyên tắc: Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng phải tuân thủ Điều lệ Đảng, các nguyên tắc, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thẩm tra, xác minh trong hoạt động điều tra hình sự phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Thẩm tra, xác minh trong công tác thanh tra nhà nước phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Luật Thanh tra.

- Về phương pháp: Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng sử dụng phương pháp công tác đảng, dựa vào tinh thần tự giác của đảng viên, lấy tự phê bình và phê bình trong tổ chức Đảng là biện pháp chủ yếu; tuyệt đối không được sử dụng biện pháp nghiệp vụ hình sự, biện pháp đặc tình hoặc bí mật theo dõi. Thẩm tra, xác minh trong hoạt động điều tra hình sự sử dụng biện pháp hình sự, được áp dụng mọi biện pháp (kể cả những biện pháp đặc biệt, bí mật) để tiến hành điều tra. Thẩm tra, xác minh trong công tác thanh tra nhà nước mang tính hành chính, chịu sự chi phối của các nguyên tắc hành chính nhà nước.

- Về hoạt động thu thập thông tin: Việc thu thập thông tin trong công tác kiểm tra của Đảng phải dựa trên cơ sở vận động, thuyết phục, cảm hoá, nêu gương là chủ yếu, không được cài bẫy, ép buộc hoặc hứa hẹn vô nguyên tắc. Trong điều tra hình sự, ngoài việc giải thích, giáo dục, thuyết phục còn được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Trong công tác thanh tra nhà nước về cơ bản cũng dựa trên sự động viên, khuyến khích, thuyết phục nhưng còn được sử dụng quyền lực hành chính.

Một phần của tài liệu Chuyên đề các cấp ủy lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong đảng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w