CÔ BÉ SWARNLATA (Tái sanh sau khi chết được 9 năm)

Một phần của tài liệu Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại (Trang 41 - 42)

V. TIẾN SĨ ROBERT ALMEDER

CÔ BÉ SWARNLATA (Tái sanh sau khi chết được 9 năm)

(Tái sanh sau khi chết được 9 năm)

Tác Giả: Robert Almeder

Năm 1951 trong một cuộc du ngoạn, một người Ấn Ðộ tên Mishra, cư ngụ tại thành phố Panna, thuộc Quận Madhya Pradesh mang theo đứa con gái 3 tuổi cùng vài người khác đến thành phố Jabalpur cùng Quận, cách Panna 70 dậm về phía Nam. Trên đường trở về khi đến địa phận thành phố Katni cách Jabalpur 57 dậm về phía Bắc, Swarnlata bất ngờ đề nghị người tài xế rẽ vào một con đường mà em nói là đường về nhà em nhưng người tài xế hoàn toàn không để ý đến lời yêu cầu này. Sau đó khi mọi người ngừng lại ở Katni để dùng trò giải khát, Swarnlata nói rằng mọi người sẽ được dùng trò ngon hơn nếu ghé vào nhà em gần đấy.

Lời nói của em làm Mishra nghĩ ngợi vì ông biết là gia đình ông, kể cả ông chưa có ai từng sống ở thành phố Katni cả. Ông càng ngạc nhiên hơn khi nghe con gái thường kể với bạn bè về tiền kiếp em thuộc gia đình Pathak tại Katni.

Hai năm sau khi được 5 tuổi em thường múa các vũ điệu và hát các bản nhạc cho người mẹ xem và nghe (sau này cho nhiều người khác). Cha mẹ em đều xác nhận không có người nào dạy em vũ và hát cả.

Năm 1958 khi lên 7, tình cì em gặp một người phụ nữ từ Katni đến, em cho biết đó là người đàn bà em quen ở kiếp trước. Ðến lúc này thì Mishra mới chịu nhận là con gái ông biết nhiều dữ kiện của kiếp trước.

Tháng 3 năm 1959, Giáo Sư Tâm Lý Học Banerjee của Ðại Học Rajasthan tại Jaipur bắt đầu điều tra. Sau khi tiếp xúc với Swarnlata tại Chhatarpur, Ông đi Katni làm quen với gia đình Pathak mà Swarnlata cho rằng em là một thân nhân của gia đình này. Trước khi Giáo Sư Bernajee đi Katni, theo lời mô tả của Swarnlata ông đã ghi 9 điểm đặc biệt về nơi của gia đình Pathak. Những chi tiết này hoàn toàn đúng như Swarnlata nói trước khi tới gia đình Pathak. Chắc chắn là trước khi Giáo Sư Banerjee tới Katni, gia đình Mishra không hề biết gì về gia đình Pathak cả.

Nhận thấy những điều Swarnlata cho biết về tiền kiếp trùng hợp với người con gái của gia đình Pathak có tên là Biya, vợ của Pandley, cư ngụ tại Maihar. Biya đã chết năm 1939 - tám năm trước khi Swarnlata ra đời.

Mùa hè năm 1959 vài người trong gia đình Pathak và gia đình Pandley cùng đến Chatarpur, nơi ông bà Misshra và Swarnlata cư ngô. Trước sự chứng kiến của một số điều tra viên, tuy không được giới thiệu nhưng Swarnlata đã nhận ra từng người trong hai gia đình và gọi đúng tên họ. Em đã kể lại những sự việc xảy ra khi Biya còn sống mà theo trong gia đình những sự việc này chỉ mình Biya biết được mà thôi. Chẳng hạn như em cho biết em có một cái cái răng cửa bịt vàng. Các người chị dâu của Biya xác nhận là đúng. Lẽ tự nhiên gia đình Pathak coi Swarnlata là hiện thân của Biya mặc dầu trước đây gia đình này không hề tin tưởng là có luân hồi.

Sau chuyến viếng thăm của gia đình Pathak và Pandley, cũng trong mùa hè năm 1959, Swarnlata và gia đình đến Katni và Maihar, nơi Biya đã lập gia đình và đã chết. Khi tới Maihar em đã nhận thêm một số người và cho biết những nơi có sự thay đổi so với lúc em còn sống. Những tiết lộ này đều được phối kiểm là đúng. Về sau em còn tiếp tục đến thăm gia đình em trai của Biya và biểu lộ một sự thương yêu nồng nàn.

Tuy nhiên có vấn đề là trước đây Biya chỉ nói được tiếng Hindu trong khi những bài hát và những điệu múa mà Swarnlata trình diễn lại bằng tiếng Bangali.

Trong cuộc điều tra này, các điều tra viên nhiều lần đã có ý thử thách để làm cho em lầm lẫn nhưng cuối cùng cũng phải công nhận những điều em nói về tiền kiếp rất chính xác.

Trường hợp trên đây đã được phối kiểm với những bằng chứng hiển nhiên, không ai có thể chối cãi sự luân hồi của Biya.

-24-

Một phần của tài liệu Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w