Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải xác định các hoạt động hòa vốn. Đó là mức hoạt động không tạo ra lợi nhuận nhưng cũng không lỗ. Nói cách khác, đó là mức hoạt động mà ở đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí. Phần này sẽ trình bày các cách tính toán hoạt động hòa vốn.
1. Tính toán trực tiếp theo phương trình CVP
Phương pháp này sử dụng trực tiếp mô hình CVP. Chúng ta chỉ
tính toán theo các giá trị của Q, f, v, p, còn N = 0.
1.1 Sản lượng hòa vốn: là mức sản xuất đủđể bù đắp chi phí. Để
dễ dàng hiểu được vấn đề này, ta có thí dụ cụ thể sau:
Công ty Tiện Nghi sản xuất đồ trang trí nội thất. Lấy sản phẩm là bộ salon gỗ cao cấp để tính toán, ta có các dữ liệu liên quan như sau:
Các khoản chi phí (triệu đồng) Hàng tháng Cả năm Chi phí cốđịnh Lợi nhuận kỳ vọng Giá bán một sản phẩm Biến phí/sản phẩm Kế hoạch sản xuất (bộ) 5.000 4.000 75 35 250 60.000 48.000 3.000
Để xác định sản lượng hòa vốn, ta áp dụng mô hình CVP để tính toán.
p × Q = f + (v × Q)
Thay các giá trị có trong bảng dữ liệu ta tìm được sản lượng hòa vốn của công ty là:
75 × Q = 5.000 + 35 × Q Æ Q = 5.000/(75 – 35) Q = 125 bộ sản phẩm/tháng hay 1.500 bộ/năm
1.2 Doanh thu hòa vốn
(1) Nếu biết giá bán một sản phẩm, lấy sản lượng hòa vốn nhân với giá bán
(2) Nếu chỉ biết tổng doanh thu, tổng biến phí, chi phí cốđịnh mà không biết giá bán, biến phí/sảnphẩm và số sản phẩm bán, có thể dùng phương trình mô hình CVP trong điều kiện hòa vốn:
p × Q = f + v × Q Gọi Y là doanh thu Æ Y = p × Q Æ Q = Y/p Thay vào phương trình trên, ta có:
p × Y/p = f + v (Y/p) hay Y = f + v(Y/p)
Ởđây ta không biết p và v nhưng có tổng VC và tổng doanh thu Vậy thay v = VC/Q và p = DT/Q vào phương trình trên, ta được:
Y = f + [(VC/Q)Y]/(DT/Q) = f + (VC/DT)Y
Nếu biết tổng biến phí là 210.000 triệu đồng và tổng doanh thu là 450.000 triệu đồng.
Æ Y = 5.000 + (210.000/450.000)Y = 5.000 + 0,4667 Y
Æ Y = 9.375 triệu đồng/tháng
2. Tính toán dựa trên phần đóng góp biên (hay còn gọi là số dư đảm phí)
Phần đóng góp biên là phần còn lại của giá bán sau khi đã trừ đi biến phí đơn vị. Khái niệm này cho thấy tác động của sản lượng bán
đến doanh thu và lợi nhuận.
Có thể tìm sản lượng hòa vốn đơn giản như sau: Q = f /phần đóng góp biên
= f / (p – v) = 5.000/(75 – 35) = 125 bộ.
Nói chung, để tìm sản lượng hòa vốn, các bạn có thể tính bằng phương pháp nào mà cảm thấy thuận tiện nhất.
2.2 Doanh thu hòa vốn
Để tính toán theo phương pháp này, ta nhân 2 vế của phương trình với giá bán:
p(p × Q) = p(f + v × Q) Tính toán và chuyển vế, ta được kết quả sau: v p p f Q p − × = ×
Chuyển đổi vế thứ hai để có tỷ lệ phần đóng góp biên, kết quả:
p / ) v p ( f Q p − = ×
Mẫu số trong phương trình cho thấy tỷ lệ đóng góp biên (khi doanh thu tăng thì phần đóng góp biên sẽ tăng tương ứng). Tiếp tục tính toán ta được doanh thu hòa vốn là:
= − = × 75 / ) 35 75 ( 000 . 5 Q p 9.375 triệu đồng
Hãy nhớ rằng, phân tích hòa vốn cho thấy việc sản xuất của chúng ta ở tình trạng không lời và cũng không lỗ. Nhưng tại sao lại cần phải phân tích hòa vốn? Các bạn thử trả lời câu hỏi này xem sao?