ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMLIK)

Một phần của tài liệu tiểu luận kiểm toán tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 44 - 47)

TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMLIK)

Qua bảng cân đối kế toán hợp nhất và bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy được tình hình tài chính của công ty Vinamilk năm 2008:

 Về tài sản và nguồn vốn:

STT Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối kì

Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) I Tổng giá trị tài sản 5.425.113.443.875 100 5.933.415.044.899 100 1. Tài sản ngắn hạn 3.172.432.265.737 58,48 3.396.042.090.671 57,24 2. Tài sản dài hạn 2.252.681.178.138 41,52 2.537.372.954.228 42,76 II Tổng nguồn vốn 5.425.113.443.875 100 5.933.415.044.899 100 1. Vốn chủ sở hữu 4.315.938.147.821 79,55 4.514.797.923.853 76,09 2. Nợ phải trả 1.073.225.591.521 19,78 1.367.948.150.613 23,05 3. Lợi ích cổ đông thiểu số 35.949.704.533 0,67 50.668.970.433 0,86

 Tài sản của công ty cả ngắn hạn và dài hạn đều có những biến động mạnh và đều tăng lên.

• Tài sản ngắn hạn tăng 123.609.824.934(đ) trong năm 2008 • Tài sản dài hạn tăng :284.691.776.090(đ) trong năm 2008 → Tổng giá trị tài sản tăng : 508.301.601.024 (đ) trong năm 2008

Tuy nhiên xét về mặt tỷ trọng thì tỷ trọng của tài sản ngắn hạn cuối năm đã giảm đi so với đầu năm 1.24%. Tỷ trọng của tài sản dài hạn tăng lên so với đầu năm 1.24%

Việc tổng giá trị tài sản của công ty trong năm 2008 là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng, hàng tồn kho tăng, công ty mua thêm và được tặng tài sản cố định…

 Nguồn vốn của công ty cũng có những biến động mạnh cả về vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

• Vốn chủ sở hữu tăng lên :198.859.776.032(đ) trong năm 2008 • Nợ phải trả tăng lên 294.722.559.092(đ) trong năm 2008 • Lợi ích của cổ đông thiểu số tăng lên :14.719.265.900 → Tổng nguồn vốn của công ty tăng lên :508.301.601.024

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm đi 3.46%, tỷ trọng nợ phải trả tăng lên 3.27%. tỷ trọng lợi ích của cổ đông thiểu số tăng lên 0.19%.

Việc tăng nguồn vốn của công ty là do tăng vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác, tăng lợi ích cổ đông thiểu số và tăng nợ phải trả

 Về lợi nhuận

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất của công ty ta thấy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 là 1.229.570.102.223 đồng tăng 266.121.468.585 đồng so với năm 2007. Tuy lợi nhuận của công ty trong năm 2008 có tăng nhưng tăng ở mức chưa cao trong khi mức chi phí mà công ty bỏ ra rất lớn. Điều này là do công ty còn gặp mọt số khó khăn cần được tháo gỡ. Vì vậy công ty cần tập trung quay vòng vốn nhanh để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, mở rộng các mặt hàng và dịch vụ kích thích nhu cầu mua sữa của khách hàng cũng như mở rộng nhiều hơn sang thị trường nước ngoài. Trong trường hợp vốn nhàn rỗi còn nhiều như hiện tại, doanh nghiệp có thể đầu tư thêm vào các hoạt động bất động sản, hoạt động tài chính để tạo thêm thu nhập, tăng tốc độ tăng vốn và tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi.

- Hệ số nợ của Công ty quá cao nên việc vay vốn kinh doanh trong năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Giá nhiên liệu và các dịch vụ đầu vào liên tục tăng cao. Trong khi đó giá đầu ra cho hàng hoá hầu như tăng không đáng kể, tỉ lệ tăng chưa tương xứng với việc gia tăng chi phí, doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý chi phí hợp lý để tiết kiệm chi phí hiệu quả tăng lợi nhuận.

- Thách thức cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Nhất là với sản phẩm thép của các công ty cổ phần, công ty có vồn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn lớn nên có khả năng điều tiết giá thị trường. Vì vậy, công ty hiện nay luôn bị phụ thuộc trong việc dự trữ hàng hoá.

- Quy vốn của công ty hiện nay còn thấp nên ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng sản xuất và dự trữ hàng hoá trước sự biến động phức tạp của thị trường hiện nay.

Vì vậy, cần đưa ra các biện pháp để khắc phục khó khăn tăng lợi nhuận cho công ty.

 Từ những phân tích ở trên đưa ra các kết luận về biện pháp khắc phục nâng cao lợi nhuận của công ty như sau:

 Tăng thị phần trong và ngoài nước.

- Không ngừng đa dạng hoá các loại hình sản phẩm.

- Tiếp tục tìm kiếm khách hàng cho cả thị trường trong và ngoài nước.

- Tìm cách tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhất là các vật tư mua ngoài, nhập khẩu.

Một phần của tài liệu tiểu luận kiểm toán tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 44 - 47)