Cảm biến tiếp cận quang học

Một phần của tài liệu cua tu dong (Trang 44 - 46)

1. 3: Cửa trượt

7.4.3: Cảm biến tiếp cận quang học

Các cảm biến quang học sử dụng nguồn sáng và cảm biến quang. Đối tượng cần phát hiện sẽ cắt chùm tia sáng làm cảm biến tác động. Người ta thường bố trí cảm biến quang học như dưới đây.

a. Cảm biến đặt đối diện với nguồn phát

Đối tượng cần phát hiện sẽ cắt chùm tia. Ưu điểm của cách bố trí này là: - Cự ly cảm nhận xa.

- Có khả năng thu được tín hiệu mạnh. - Tỷ số tương phản sáng/tối lớn nhất. - Đối tượng phát hiện có thể lặp lại. Hạn chế của cách bố trí này là:

- Đòi hỏi dây nối qua vùng phát hiện giữa nguồn sáng và cảm biến - Khó chỉnh thẳng hàng giữa cảm biến và nguồn sáng.

- Nếu đối tượng có kích thước nhỏ hơn đường kính hiệu dụng của chùm tia cần có thấu kính để thu hẹp chùm tia.

b. Cảm biến đặt cùng phía với nguồn phát sáng

Trong cánh bố trí này, ánh sáng đập vào mặt phản xạ trở về mặt cảm biến.Vì hành trình của tia sáng theo cả hai chiều đi và về nên cự ly cảm nhận thấp hơn so với phương pháp đặt đối diện, nhưng không cần dây nối qua khu vực cảm nhận. Hạn chế chính của cách bố trí này là nguồn sáng khác chiếu vào mặt phản xạ có thể gây tác động sai. Cảm biến + Đối tượg Cảm biến Nguồn sáng Gương phản xạ Cảm biến Nguồn sáng Gương phản xạ Vật thể

c. Phát hiện đối tượng nhờ ánh sáng phản chiếu khuếch tán

Nguồn sáng và bộ cảm biến đặt cùng phía nhưng ở đây đối tượng đóng vai trò gương phản chiếu. Trong trường hợp này đối tượng đặt khá gần nguồn sáng.

Khi có vật thể trong vùng hoạt động, cảm biến sẽ thu được ánh sáng phản xạ từ vật thể.

Với những đặc điểm trên, cảm biến tiếp cận chỉ được sử dụng để phát hiện vật thể trong phạm vi nhỏ, dễ bị nhiễu bởi các nguồn sáng khác.

Một phần của tài liệu cua tu dong (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w