SDR. Những vay mượn mới đây và hạn trả (số bằng triệu SDR) :
Loại mượn Ngày chấp nhận Hạn cuối Mượn được nhận Mượn thực sự
ESAF 11/11/1994 10/11/1997 362 242
Stand-by 06/10/1993 11/11/1994 145 109
Kỳ hạn phải trả 2000 2001 2002 2003 2004
Tiền mượn 8 34 52 52 49
Tiền lời 1.4 4 3.6 3 3
- Ưu điểm của những khoản vay từ IMF
+ Tất cả các quốc gia thành viên (giàu và nghèo) đều có thể kêu gọi các dịch vụ và nguồn tài trợ của IMF.
- Nhược điểm của những khoản vay từ IMF
+IMF chỉ đóng vai trò giám sát hệ thống tiền tệ thế giới bằng cách giúp duy trì một hệ thống thanh toán có trật tự giữa tất cả các quốc gia, và cung cấp các khoản vay cho các thành viên đang gặp phải vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng về cán cân thanh toán
+ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế chỉ quan tâm đến những vấn đề về chính sách. Do vậy Quỹ cung cấp các khoản vay cho các quốc gia thành viên đang có vấn đề ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán nước ngoài của họ và cố gắng đạt được khả năng chuyển đổi đầy đủ tiền tệ của các thành viên trong hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt.
III. Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn tài trợ DAPT tại Việt Nam Nam
Thực tế cho thấy, Việt nam cho đến nay vẫn là 1 quốc gia đang phát triển. Nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế luôn là ưu tiên hàng đầu của quốc gia. Tổng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế chiếm đến 45% GDP cả nước ( khoảng 90 000 tỷ VND). Trong khi đó, DAPT tại Việt Nam lại rất lớn cả về số lượng và qui mô. Vì thế mà một đặc điểm dễ nhận thấy là, nguồn tài trợ cho các DAPT
tại Việt Nam bao gồm nhiều loại nguồn đến từ nhiều tổ chức khác nhau. Điều này vừa giúp đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn thỏa mãn cung vốn cho DA vừa làm tăng tính hiệu quả hoạt động cho các DAPT.
15.70%6.90% 6.90% 8.20% 26.80% 42.40% 6.50% 2.80% 3.40% 11.10% 17.60% 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Cơ cấu vốn ĐTPTXH Cơ cấu Vốn ĐTPTXH so với GDP
Vốn đầu tư xã hội cho phát triển nền kinh tế vn 2010
-
Vốn dân cư & tư nhân Vốn FDI Vốn DNNN Vốn tín dụng ĐT Vốn NSNN
Cơ cấu nguồn tài trợ cho DAPT tại Việt Nam chủ yếu gồm:
- Nguồn từ NSNN được xem xét đến đầu tiên. Nhà nước chủ động
thiết lập DAPT và phân bổ kinh phí ngân sách cho các dự án dựa trên mức độ quan trọng đối với nền kinh tế.
chi NSNN cho các chương trình quốc gia 2009
6.2243.63 43.63 15.82 1.49 7.74 10.2 4.5 4.35 0.44 3.76 1.85
Xóa đói giảm ngheo Việc làm Nước sạch & MT Dân số và KHHGD Phòng chống bệnh XH VSATTP Văn hóa GD&ĐT Phòng chống tội phạm Phòng chống m a túy Năng lượng
Nhìn vào hình vẽ trên, ta thấy, các DAPT tập trung chủ yếu cho những chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình giáo dục đào tạo( 43.63 tỷ VND), phòng chống bệnh XH (15.82 tỷ VND), chương trình nước sạch (10,2 tỷ VND)...
- Nguồn tài trợ từ các Chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế cũng là nguồn tài trợ quan trọng cho các DAPT. Nguồn này thường được phân bổ cho các DAPT cơ sở hạ tầng, giao thông, đô thị … Những dự án có qui mô lớn đòi hỏi trường vốn và cả sự hỗ trợ về kỹ thuật hiện đại cũng như trình độ quản lý cao.
- Nguồn tài trợ từ Ngân hàng phát triển cũng là 1 nguồn hỗ trợ tốt cho các DAPT. Không như nguồn từ NSNN, nguồn tài trợ từ NHPT đem lại tính chủ động hơn cho chủ các dự án trong việc tìm kiếm nguồn huy động vốn. Ở Việt Nam, NHPT chủ yếu tài trợ cho mục đích đầu tư và XNK.
- Nguồn tài trợ từ các NHTM có tính ưu tiên thấp hơn. Các DA mang
qui mô lớn đem lại tính kinh tế cao đồng thời không ảnh hưởng đến lợi ích xã hội sẽ tìm kiếm nguồn tài trợ này. Hiện tượng các NHTM cùng nhau đồng tài trợ cho các DA lớn tại Việt nam ngày càng trở nên phổ biến. Nguyên nhân chính yếu xuất phát từ việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của chính các NHTM. Vì vậy, các DAPT về điện lực, xây dựng các nhà máy sản xuất … thường được các NHTM nhắm tới.
Bất cập lớn nhất hiện nay của các DAPT của Việt nam chính là tính hiệu quả sử dụng vốn. Rắc rối gặp phải thường diễn ra ở những DAPT sử dụng nguồn vốn từ NSNN và vốn ODA. Biểu hiện của việc sử dụng vốn không hiệu quả đó chính là tình trạng thất thoát vốn, mất kiểm soát nguồn vốn. Điều này tất yếu dẫn đến chất lượng công trình của DA không được đảm bảo.
Điển hình năm 2006, vụ án PMU18 là một trong những vụ án điển hình về việc tham nhũng tiền dự án, chất lượng công trình không đảm bảo. Hay các nguồn vốn vay từ WB, ADB cho các dự án phát triển nông thôn, miền núi. Điển hình là chương trình 135 - Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc
biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Ngoài những thành tựu đạt được thì cũng có những công trình do không được tính toán, tìm hiểu kỹ về sự thuận lợi của vùng, miền đã gây ra sự lãng phí lớn khi mà các công trình không phát huy được hiệu quả của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Kết quả kiểm toán chương trình 135 giai đoạn II: Gần 14 tỉ đồng vi phạm.
Tương tự, câu chuyện chương trình 135, tại huyện Mộc Châu, Sơn La, cán bộ phụ trách triển khai chương trình đã không tuân thủ đúng Nghị quyết của HĐND tỉnh, nghiệm thu trước khối lượng tại các công trình, thực hiện giám sát khi chưa đủ năng lực.
Ở huyện Văn Chấn, Yên Bái có tình trạng bán vật tư đầu tư cho công trình 135 để lập quỹ thôn, quyết toán kinh phí vượt so với thực tế thực hiện, thu tiền của người dân sai quy định.
Huyện Thanh Sơn và Yên Lập, tỉnh Phú Thọ có tình trạng giữ lại tiền của dân, lập chứng từ quyết toán không phù hợp với thực tế phát sinh, người dân phải chịu thiệt hại trong mùa trồng chuối phấn do có chỉ đạo, hướng dẫn không hợp lý...
Ông Lê Minh Khái, Phó tổng KTNN khẳng định có tình trạng vi phạm về tài chính, quyết toán sai, chi sai định mức, lãng phí vốn đầu tư trong quá trình triển khai Chương trình 135. KTNN đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước các khoản xuất toán với số tiền 675 triệu đồng; giảm cấp phát, thanh toán 482 triệu đồng; đề nghị các địa phương bố trí nguồn để hoàn trả vốn cho chương trình 135 là 2 tỷ đồng.. .
Theo các báo cáo tại phiên họp, từ 2006 đến 2010, tiền rót cho Chương trình 135 giai đoạn 2 lên tới hơn 14.000 tỉ đồng. Nguồn lực của tất cả các chương trình xoá đói giảm nghèo không nhỏ, bình quân từ 2 tỉ đến 10 tỉ đồng/xã/năm (với 1.850 xã và 2.500 thôn bản).
Theo báo cáo của Chính phủ đến hết năm 2009 kết quả đạt được về các chỉ tiêu của chương trình 135 so với mục tiêu đề ra đến năm 2010 là: 100%
người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí (mục tiêu là 95%); Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 47% đầu năm 2006 xuống còn 31,2% năm 2009 (mục tiêu tỉ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 30%); Tỉ lệ hộ đạt mức thu nhập bình quân đầu người 3,5 triệu đồng/năm là 67,5% (mục tiêu đạt trên 70%).