1.5. Tình hình tổ chức thi công nhà cao tầng (9tầng trở lên) tại ViệtNam. Nam.
Các nhà cao tầng của Việt Nam hiện nay chủ yếu là hệ kết cấu Bêtông cốt thép, trước khi thi công các tòa nhà như công trình tháp Bitexcokhởi công ở Thành phố Hồ Chí Minh với 68 tầng và chiều cao tổng cộng là 262,5 m; tòa
nhà Lote Hà Nội có 65 tầng với chiều cao 267m và Keangnam Hà Nội có 70 tầng với chiều cao 336 m, thì các nhà cao tầng tại Việt Nam mới vươn tới 34 tầng ở Hà Nội (tại khu Trung Hòa - Nhân Chính); Với đặc điểm thi công toàn khối hoặc bán lắp ghép, với biện pháp thi công phần lõi (lõi thang máy) bằng côpha trượt hoặc côpha leo và thi công lắp ghép cột, dầm, sàn hoặc sàn hỗn hợp; với chiều cao không lớn lắm công tác vận chuyển lên cao, đặc biệt là đổ bê tông có thể sử dụng cần trục tháp vận chuyển vữa bê tông hoặc bơm bê tông trực tiếp từ máy bơm bê tông cố định…; Công tác tổ chức mặt bằng với diện tích rộng và nhu cầu về vật liệu và con người tại một thời điểm là không lớn nên có thể áp dụng phương pháp tổ chức kinh điển; Song khi triển khai nhà siêu cao tầng, với đặc điểm kết cấu và đặc biệt là phát triển theo chiều cao thì công tác tổ chức rất phức tạp như lựa chọn vật liệu kết cấu, bố trí mặt bằng thi công, với đặc thù các nhà siêu cao tầng thường nằm trong trung tâm thành phố có mặt bằng chật hẹp và số lượng công nhân lớn, đặc biệt là phương tiện vận chuyển lên cao đáp ứng được những nơi cao nhất của công trình… Tổ chức thi công nhà siêu cao tầng có những đặc điểm riêng so với thi công nhà cao tầng.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MÔ HÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG NHÀ SIÊU CAO TẦNG.