Chị Mỹ Hoàng, con dâu trưởng của ông bà Khánh, sau vài năm ở chung với ông bà,

Một phần của tài liệu Bí quyết làm người con dâu thông minh, hạnh phúc và những câu chuyện mẹ chồng nàng dâu (Trang 45 - 50)

khi ra riêng chẳng ngại ngần tuyên bố: "Lần này coi như là đã thoát. Bây giờ bảo tôi về lại, có cho vàng tôi cũng không dám".

Nguyên do khiến chị Hoàng nói những câu "khó nghe" như vậy là vì chị và mẹ chồng không "hợp rơ" nhau. Theo chị, mẹ chồng quá khó tính. Ông bà Khánh có đến ba nàng dâu nhưng xem ra bà đã có "vấn đề" với cả hai

nàng dâu trưởng và dâu út. Bà chê dâu trưởng ăn ở bầy hầy, lại thêm cái thói hay nói nhiều và bảo thủ. Còn nàng dâu út hỗn hào, nhiều lần đốp chát với mẹ chồng choang choảng khiến anh chồng phải đứng cửa giữa rất khó xử. "Trong nhà, tôi chỉ hợp tính với Bông, đứa con dâu thứ", bà tâm sự vậy.

Sau 10 năm chung sống, anh Kiều Hưng đã xin ra tòa ly hôn với chị Ngọc Yến. Chị ra đi với hai bàn tay trắng, anh nhận nuôi cả ba đứa con. Đã từ lâu, tình yêu giữa anh chị đã không còn, và quan trọng hơn là mâu thuẫn giữa chị Yến và mẹ chồng ngày càng lên đến đỉnh điểm.

Bà Sáu, mẹ anh Hưng, luôn coi con dâu là cái gai trong mắt vì cái tính vụng về, thiếu tế nhị, không ít lần làm cho con trai bà quê độ trước mặt khách. Còn chị lại oán giận mẹ chồng quá khắc nghiệt, coi khinh chị con nhà nghèo. Giữa hai người không bao giờ tìm được tiếng nói chung. Mẹ chồng góp ý kiến hay dở thế nào chị không tán thành mà cũng chẳng đồng ý, cứ theo ý mình mà làm. Bà Sáu vốn là người cầm chịch trong nhà, cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Bởi vậy, bà luôn tìm cách soi mói, cạnh khóe với con trai. Cuối cùng, anh Hưng đã ngả theo ý của mẹ

mình.

Tuy nhiên, chẳng phải nàng dâu nào cũng bị mẹ chồng ăn hiếp mà cũng có trường hợp ngược lại. Bà Phòng đã ngoài 70 tuổi chua chát: "Thời xưa, con dâu sợ mẹ chồng chứ thời nay thì không ít mẹ chồng phải sợ nàng dâu". Chị Ngọc Hà làm dâu đã trên 10 năm nay, ỷ mình đẻ được cháu đích tôn nên hay ra mặt với gia đình nhà

chồng. Hầu như việc trông nom, cho ăn, tắm rửa của hai cháu đều do bà nội đảm nhận. Sáng cho cháu ăn rồi đưa cháu đi học, chiều về cũng bao nhiêu việc. Vậy mà chưa hết, mỗi khi có gì phật ý với cha mẹ chồng, chị lại về ỉ ôi, khóc lóc với anh chồng "nổi tiếng" bênh vợ khiến anh không ít lần lớn tiếng với cha mẹ già, làm cho ông bà Phòng tủi phận, hàng xóm cũng bất bình.

Chị Thủy Bông, cô con dâu thứ hai của bà Khánh, được mẹ chồng cưng chiều, tiết lộ bí quyết "được lòng mẹ chồng": "Phải luôn luôn tạo sự gần gũi với mẹ chồng để hai mẹ con hiểu nhau nhiều hơn. Khi rảnh tôi hay chuyện trò thủ thỉ, xem phim cùng mẹ chứ không vội nhảy vào phòng riêng như các chị em dâu khác trong nhà. Mẹ chồng có điều gì không phải với tôi, tôi cũng chẳng đi kể

lại với chồng, tránh tạo sự khó xử giữa hai mẹ con. Thi thoảng, tôi cũng hay mua quà biếu bà, đôi khi chẳng phải là vật đắt tiền gì cho lắm nhưng tôi biết là bà thích".

Theo các chuyên gia tâm lý, để quan hệ mẹ chồng - nàng dâu ngày càng tốt đẹp hơn, điều quan trọng nhất là cả hai bên đều phải có thiện chí, biết hòa hợp, tôn trọng nhau thì mới tạo nên mối quan hệ gia đình hạnh phúc được. Trước hết nàng dâu phải có thái độ tôn trọng, gần gũi với mẹ chồng, tôn trọng sự hiện diện của bà, vui vẻ tiếp thu sự giúp đỡ có thiện chí của mẹ chồng; không nên nói xấu, khích bác gia đình nhà chồng, sống chan hòa với gia đình anh ấy và luôn phải tâm niệm "một sự nhịn là chín sự lành".

Còn mẹ chồng cũng cần phải coi con dâu như con đẻ của mình, không nên đóng lại vai diễn thời lễ giáo cổ xưa, coi uy quyền trên hết, hãy dành cho con dâu một không gian riêng và sự tôn trọng. Quan niệm về cuộc sống phải tùy theo thời đại, không nên ép uổng con phải tiếp thu ý kiến và kinh nghiệm của mình. Nếu xảy ra tranh chấp giữa vợ chồng con trai, bà mẹ phải giữ lập trường công bằng, tìm rõ nguyên nhân, tuyệt đối không bênh con trai,

trách mắng con dâu.

Ngoài ra, vai trò của người con trai rất quan trọng trong việc xây đắp mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu. Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản đó là chuyện của hai phụ nữ, nên vô tư đứng ngoài cuộc, hoặc biết mà im lặng. Sai lầm nhất là nghiêng hẳn một bên: theo mẹ, hoặc theo vợ. Rõ ràng, trong gia đình, ngoài hai nhân vật chính là mẹ chồng, nàng dâu phải tự điều chỉnh những thiếu sót, khi xuất hiện mâu thuẫn, thì người con trai phải luôn đứng giữa. Anh phải đứng thật thẳng, làm chiếc gạch nối để hai người phụ nữ: một trẻ, một già hiểu nhau.

Một phần của tài liệu Bí quyết làm người con dâu thông minh, hạnh phúc và những câu chuyện mẹ chồng nàng dâu (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w