Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty truyền tải điện 1 (Trang 28 - 34)

Hiện nay công ty truyền tải điện 1 có 1880 cán bộ công nhân viên, trong đó có 1384 cán bộ công nhân sản xuất, 116 công nhân phục vụ và 380 cán bộ quản lý.

Ở đây công ty đã áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến – chức năng: Ban giám đốc công ty là người đứng đầu, chỉ đạo trực tiếp từng phòng ban chức năng, truyền tải điện khu vực.Tổ chức ra các bộ phận chức năng nhưng không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho người quản lý cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện các quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình.

Ưu điểm: Qua cơ cấu tổ chức của công ty ta thấy trong sơ đồ này các bộ phận trong công ty đều có chức năng nhiệm vụ riêng của mình và thực hiện đầy đủ các mục tiêu của công ty đề ra, điều đó dẫn đến chất lượng công việc đươc đảm bảo hơn, tránh được sự thâu tóm quyền lực vào tay một nhóm người, hoạt động của công ty được rõ ràng minh bạch.

Nhược điểm: Cơ cấu quản lý này khá phức tạp, nó đòi hỏi người lãnh đạo phải có khả năng quản lý tốt, kết hợp các bộ phận phòng ban với nhau, các bộ phận chức năng phải hợp tác với nhau và trao đổi thông tin liên tục để cùng giải quyết những vấn đề phát sinh.

2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:

1 Ban giám đốc:

- Đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổng giám đốc tổng công ty về mọi mặt hoạt động của công ty.

- Ký nhận các nguồn lực của nhà nước do tổng giám đốc giao cho công ty, sử dụng theo chức năng nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch của công ty.

- Chủ trì việc chỉ đạo, xây dựng và trình tổng công ty phê duyệt kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm của công ty.

- Chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do Nhà nước và Tổng công ty ban hành.

- Chủ trì việc chỉ đạo thực hiện chế độ hạch toán kế hoạch tài chính, công tác báo cáo quyết toán tài chính năm.

- Chủ trì việc chỉ đạo các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết về kinh tế với các đơn vị trong và ngoài ngành, kí kết các hợp đồng kinh tế.

- Được ra các quyết định vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp và chịu trách nhiệm về những quyết định đó.

2.Văn phòng:

- Tổng hợp hành chính, quản trị, tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác tuyên truyền, pháp chế thi đua, lưu trữ trong công ty.

- Xử lý các văn bản đi, đến của công ty và theo dõi việc thực hiện.

- Đảm bảo công tác hành chính, văn thư, lưu trữ thông tin của cơ quan công ty.

- Thực hiện tốt công tác phục vụ, quản trị, đời sống như: tổ chức tiếp đón, bổ trí chỗ ăn ở cho khách; quản lý toàn bộ tài sản của cơ quan công ty.. 3. Phòng kế hoạch:

- Tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác kế hoạch, thống kê các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng của công ty Truyền tải Điện 1.

- Lập kế hoạch trung hạn, ngắn hạn của công ty và triển khai thực hiện. - Cùng với các phòng ban khác tham gia xây dựng kế hoạch tài chính, vật tư thiết bị

4. Phòng tổ chức cán bộ & đào tạo:

- Tham mưu giúp Giám đốc quản lý công tác tổ chức bộ máy; Quản lý cán bộ; Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân, viên chức;

Hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ.

- Đảm bảo xây dựng tổ chức ổn định, khoa học, đội ngũ cán bộ vững mạnh đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

5. Phòng lao động – tiền lương:

- Tham mưu giúp Giám đốc quản lý các lĩnh vực công tác về kế hoạch lao động tiền lương, Bảo hiểm xã hội, bảo đảm nguồn lao động và đời sống xã hội của Công ty.

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các kế hoạch về lao động, tiền lương, BHXH.

- Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế dự phòng cho người lao động trong toàn Công ty. 6. Phòng kỹ thuật trạm:

- Tham mưu giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo điều hành công tác quản lý kỹ thuật liên quan đến thiết bị trạm biến áp.

7. Phòng kỹ thuật đường dây:

- Tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty chỉ đạo, quản lý điều hành công tác vận hành, đại tu, sửa chữa và nghiệm thu các đường dây truyền tải 220KV-500KV.

8. Phòng tài chính – kế toán:

- Tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty chỉ đạo, quản lý công tác kinh tế - tài chính và hạch toán kế toán kinh doanh của Tổng Công ty và chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước ban hành.

- Tham mưu giúp Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện thống nhất công tác kế toán và thống kê, thông tin kinh tế ở đơn vị, đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát kinh tế - tài chính ở đơn vị.

9. Phòng vật tư:

- Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị, từ các nguồn trong và ngoài nước.

- Quản lý việc sử dụng vật tư có hiệu quả, đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tải điện và các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Công ty.

10. Phòng kinh tế dự toán:

- Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ về dự toán trong lĩnh vực đầu tư XDCB, chuẩn bị sản xuất, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên các công trình của Công ty và nhận thầu.

11. Phòng điều độ máy tính:

- Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, quản lý công tác điều độ các hoạt động truyền tải điện và hoạt động Công nghệ thông tin của Công ty.

12. Phòng kỹ thuật an toàn & bảo hộ lao động:

- Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc, giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác kỹ thuật An toàn và bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ.

13. Phòng quản lý xây dựng:

- Tham mưu giúp Ban Giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý các hạng mục công trình xây dựng thuộc nguồn vốn Đầu tư phát triển, Xây dựng cơ bản, trong phạm vi Công ty TTĐ1.

14. Phòng quản lý đấu thầu:

- Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác đấu thầu trong Công ty và một số công việc khác được giao.

15. Phòng viễn thông:

- Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý vận hành và điều hành hệ thống thiết bị thông tin viễn thông thuộc Công ty Truyền tải điện 1 quản lý theo qui chế quản lý của Tổng Công ty điện lực Việt Nam.

16. Phòng tổng hợp thi đua:

- Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác Tổng hợp, thi đua, áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. 17. Phòng thanh tra bảo vệ & pháp chế:

- Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác thanh tra - bảo vệ - pháp chế, công tác quân sự - tự vệ trong Công ty.

Như vậy, với cơ cấu tổ chức trên đã phần nào đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành là phải bố trí các đơn vị trực thuộc ở nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau, việc kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin với các đơn vị trực thuộc không thể tiến hành một cách liên tục được cho nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, cán bộ công nhân viên làm việc tại các đơn vị trực thuộc này lại chưa được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo công ty dẫn tới ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo động lực trong lao động, giảm hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty truyền tải điện 1 (Trang 28 - 34)