Cơ cấu lao động theo giới tính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Lắp máy Việt Namx (Trang 40 - 41)

Lao động nữ trong Tổng công ty Lắp máy Việt Nam chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động của cả Tổng công ty. Năm 2005 lao động nữ quản lý là 793 người chiếm tỷ lệ 23,63% trong tổng số lao động quản lý 3356 người. Công nhân kỹ thuật nữ là 723 người chiếm 4,71% trong tổng số công nhân kỹ thuật 15364 người.

Năm 2006 lao động nữ quản lý là 872 người chiếm tỷ lệ 22,43% trong tổng số lao động quản lý 3888 người. Công nhân kỹ thuật nữ là 657 người chiếm 4,29 % trong tổng số công nhân kỹ thuật 15312 người.

Năm 2007 lao động nữ quản lý là 1045 người chiếm tỷ lệ 25,22% trong tổng số lao động quản lý 4144 người. Công nhân kỹ thuật nữ là 650 người chiếm 4,09 % trong tổng số công nhân kỹ thuật 15910 người.

Bảng 2.3: Tổng lao động theo giới tính

Chỉ tiêu Người2005 % Người2006 % Người2007 %

Lao động nữ 1516 8,1 1529 7,96 1695 8,45

Lao đông nam 17204 91,9 17671 92,04 18359 91,55

Tổng 18720 100,00 19200 100,00 20054 100,00

(Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)

Nhìn chung lao động nữ vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số lao động của cả Tổng công ty. Lao động nữ chiếm số lượng nhỏ như vậy sở dĩ là do đặc điểm của ngành lắp máy, ngành này chủ yếu làm việc nặng do đó lao động nữ làm việc trong ngành này ít. Thường lao động nữ có độ tuổi 40 trở lên ít có nhu cầu đào tạo để phát triển năng lực. Do đó Tổng công ty phải có công tác đào tạo nguồn nhân lực này một cách phù hợp: đảm bảo giờ giấc,

cơ sở đào tạo thuận lợi và khuyến khích lao động nữ nâng cao trình độ, kỹ năng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Lắp máy Việt Namx (Trang 40 - 41)