Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ lệ tăng trưởng(%) 2008/2007 2009/2008 Thu dịch vụ ròng 76,850 115,000 118,000 50% 2.60%
Lợi nhuận trước thuế 321,000 428,000 300,000 33% -29.90% Tổng tài sản
17,999,521 30,125,642 20,456,321 67% -32.10%
Trong 3 năm gần đây hoạt động dịch vụ được chú trọng, thể hiện qua mức tăng lớn qua các năm 2007 và 2008. Cả 2 năm đều có mức tăng trưởng tương đối hơn 50%, năm 2008 thu từ dịch vụ ròng đã đạt 115 tỷ đồng, tăng 38,15 tỷ đồng so với năm 2007. Có được sự tăng trưởng ổn định này là do chi nhánh sở giao dịch 1 đã thu hút được nhiều đơn vị mở tài khoản thanh toán qua chi nhánh sở giao dịch , thực hiện trả lương cho nhiều doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới ATM và máy POS( Point of sale) nên thu hút được khách hàng sử dụng thẻ, và đặc biệt do tăng thu từ hoạt động thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ. Năm 2009 mức tăng trưởng từ thu dịch vụ ròng thấp 2,6%. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản giảm đáng kể lần lượt là 29,9% và 32,1% cung thể hiểu được điều này là do nề kinh tế đang ở trong giai đoạn khủng hoảng còn nhiều khó khăn
Tổng quan nhìn lại, mặc dù trong giai đoạn vừa qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động khó khăn, nhưng lợi nhuận và tổng tài sản của chi nhánh sở giao dịch 1 vẫn tăng tốt, cũng tăng trưởng mạnh trong năm 2008 và 2007 đên năm 2009 mức giảm cũng có thể coi là tạm chấp nhận cho thấy quy mô ngày càng lớn của chi nhánh sở giao dịch 1 và vai trò của nó trong BIDV nói riêng và ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
2.2.1. Sơ lược hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Mục đích của hệ thống:
Thứ nhất, nhằm phục vụ công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Tín dung
Hiện nay, ngân hàng đầu tư và phát triển là ngân hàng duy nhất đang thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo phương pháp định tính được quy định tại điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Và để làm được điều này, BIDV đã xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng. Đồng thời hệ thống XHTD nội bộ cũng sẽ trợ giúp BIDV tính toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai, XHTD phục vụ cho công tác quản lý chất lượng tín dụng toàn hệ thống.
Hệ thống này sẽ giúp ngân hàng đầu tư và phát triển nói chung và sở giao dịch 1 nói riêng xác định một cách hợp lý tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc
lĩnh vực hay ngành kinh tế, phân tích được rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Bên cạnh đó, căn cứ vào các mức xếp hạng, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng ( xác định lãi xuất, thủ tục tín dụng…) sẽ được xây dựng đồng bộ, rõ ràng và hiệu quả. Ngoài ra, nhờ đó mà quan điểm và văn hoá quản lý cũng sẽ được tạo lập rõ nét. Các quy trình tín dụng được thiết kế hiệu quả hơn, do vậy chi phí quản lý cung sẽ được tiết kiệm nhiều hơn. Hơn nữa, với hệ thống XHTD nội bộ, các báo cáo tín dụng sẽ được thiết lập đa dạng và toàn diện hơn.
Thứ ba, XHTD phục vụ quản lý chất lượng tín dụng tại sở giao dịch 1 và các chi nhánh
Kết quả xếp hạng khách hàng góp phần làm cơ sở để đưa ra các quyết định tín dụng một cách nhanh chóng và minh bạch. Thêm vào đó kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ hiệu quả hơn khi kết quả xếp hạng góp phần đo lường được hợp lý mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại sở giáo dịch 1 và chi nhánh.
Đồng thời, cơ chế đánh giá, khen thưởng đối với cán bộ tín dụng sẽ hợp ýy và hiệu quả hơn thông qua quá trình sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ.
Căn cứ tiến hành xếp hạng:
- Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
- Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết cảu khách hàng
- Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong giao dịch với ngân hàng đầu tư và phát triển nói chung và sở giao dịch 1 nói riêng của các tổ chức tín dụng khác
- Các nhân tố (môi trường nội bộ; môi trường bên ngoài; xu hướng phát triển cảu khách hàng…) có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng.
Đối tượng XHTD
BIDV phân chia thành 3 nhóm chính là: - Định chế tài chính
- Tổ chức kinh tế - Cá nhân
Phương pháp chấm diểm:
Hệ thống XHTD nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, kết hợp với phương pháp chuyên gia và các phương pháp thồng kê để phân loại, xếp hạng khách hàng. Trong mỗi chỉ tiêu tái chính và phi tài chính bào gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ. Số lượng các chỉ tiêu nhỏ, thang điểm và trọng số sẽ là khác nhau đối với mỗi khách hàng hoặc ngành kinh tế. Việc chấm điểm dựa trên nguyên tắc cơ bản sau:
- Đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu cảu khách hàng là điểm của khoảng giá trị chuẩn tương ứng với mức mà thực tế khách hàng đạt được.
- Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số có tính đến các nhân tố ảnh hưởng đó là: Loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm toán hay không được kiểm toán.
Sau đó, căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng sau: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.
Chủ thể thực hiện XHTD:
Tại sở giao dịch 1 hay chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ là người chịu trách nhiệm chấm điểm xếp hạng khách hàng thông qua phần mềm tập trung. Sau đó có kết quả, trưởng phòng tín dụng tại chi nhánh đó sẽ là ngưới chịu trách nhiệm kiểm soát việc chấm điểm và phân loại khách hàng của cán bộ tín dụng , đảm bảo việc chấm điểm được chính xác, khách quan. Đồng thời, trưởng phòng Quản lý tín dụng (hoặc phòng thẩm định và quản lý tín dụng) tại sở giao dịch 1 hoặc chi nhánh nơi diễn ra việc XHTD sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện rà soát độc lập việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng của bộ phận tín dụng. Cuối cùng giám đốc chi nhánh đó/ hội đồng tín dụng chi nhánh phê duyệt kết quả cuối cùng trước khi báo cáo hội sở chính.
Kiểm soát kết quả xếp hạng tại hội sở chính:
Kết quả xếp hạng được thường xuyên kiểm tra và đánh giá bởi bộ phận kiểm tra độc lập trực thuộc ban quản lý tín dụng để có những phát hiện và chỉnh sửa kịp thời. Bộ phận này sẽ tiến hành những thủ tục kiểm tra thích hợp để đảm bảo tính khách quan và chính xác của hệ thống. Các thủ tục đó bao gồm:
- Phân tích kỹ đánh giá chi tiết toàn danh mục tín dụng để đánh giá và nhận định về những vấn đề không hợp lý của kết quả xếp hạng.
- Xem xét và đánh giá các nhóm khách háng có kết quả tốt và xấu.
- Quản lý những phản hồi về hệ thống từ các bộ phận sử dụng và kiểm soát hệ thống để có những xử lý kịp thời.
- Định kỳ xem xét và đánh giá tổng thể hệ thống và đề xuất những điều chỉnh về mặt kỹ thuật để đảm bảo hệ thống có tính thực tế cao.
- Những phát hiện từ các thủ tục kiểm tra sẽ được báo cáo tới các bộ phận hữu quan để xử lý kịp thời.
Kỳ đánh giá được quy định như sau:
Đối với khách hàng lần đầu tiên đặt quan hệ tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển: Chi nhánh hay sở giao dich 1 thực hiện ngay việc chấm điểm và xếp hạng
khách hàng và sử dụng kết quả xếp hạng làm một trong các căn cứ xem xét phán quyết tín dụng.
Đối với những khách hàng đã vay vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển, các chi nhanh hay sở giao dịch 1 thực hiện xếp hạng hàng quý vào thời điểm tháng cuối cùng của quý và tháng 11 của năm.
2.2.2. Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp cảu ngân hàng đầu tư và phát triển
Mô hình xếp hạng tín dụng của BIDV đối với khách hàng doanh nghiệp được thực hiện qua các bước sau:
Sơ đồ 2.2: Mô hình xếp hạng tín dụng của BIDV
2.2.3 Quy trình công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển
2.2.3.1 Thu thập thông tin
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình chấm điểm tín dụng nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng khách hàng. Nếu thông tin thu thập được chính xác, đầy đủ thì ngân hàng mới có thể đánh giá đúng khách hàng. Trong quá trình thu thập thông tin ở sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển cán bộ tín dụng sẽ quan tâm đầu tiên là hồ sơ pháp lý (đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, quyết định bổ nhiệm giám đốc, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, điều lệ hoạt dộng của công ty, uỷ quyền của hội đồng quản trị cho người khác kỳ các giấy tờ giao dịch, quy chế quản lý tài chính nếu có, hồ sở giới thiệu năng lực khách hàng), hồ sơ tài chính ( báo cáo tài chính ba năm gần nhất gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và bẳng lưu chuyển tiền tệ). Từ những thông tin đó cán bộ tín dụng sẽ làm cơ sở cho các bước tiếp theo và đưa ra nhưng điểm chính xác
Ngành kinh tế
Quy mô Loại hình doanh nghiệp
Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính Tổng hợp điểm và xếp hạng
AAA AA A BBB BB B CCC CC C D
2.2.3.2. Xác định ngành nghề kinh doanh
Có tất cả 7 nhóm ngành cơ bản là được áp dụng trong công tác XHTD của ngân hàng đầu tư phát triển nói chung và sở giao dịch 1 nói riêng: nông lâm thuỷ sản, công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất công nghiệp nặng, sản xuất công nghiệp nhẹ, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Bẩy nhóm ngành này lại được phân chia chi tiết ra thành 35 ngành nghề kinh tế. Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng. Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngang nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm từ trên 50% tổng doanh thu thì chi nhánh được quyền chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng hoạt động để chám điểm và xếp hạng.
2.2.3.3. Chấm điểm và xách định quy mô doanh nghiệp
Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang có hoạt động. Trong hoạt động chấm điểm này, tương ứng với 35 ngành kinh tế sẽ có 35 bộ chỉ tiêu để xác định quy mô. Quy mô của khách hàng được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau:
+ Vốn chủ sở hữu + Số lượng lao động + Doanh thu thuần + Tổng tài sản
Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là thang điểm từ 1 – 8 điểm. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được dùng để xác định quy mô của khách hàng theo nguyên tắc: Khách hàng có điểm tổng hợp càng lớn thì quy mô của khách hàng càng lớn. Trong hệ thống này, quy mô của khách hàng được chia làm 3 loại: - Khách hàng quy mô lớn: có tổng số điểm đạt được từ 22 điểm đến 32 điểm - Khách hàng quy mô vừa: Có tổng số điểm đạt được từ 12 điểm 21 điểm - Khách hàng quy mô nhỏ: Có tổng số điểm đạt được dưới 12 điểm
2.2.3.4. Xác định loại hình sở hữu của khách hàng
Căn cứ vào đối tượng sở hữu, khách hàng được chia thành các loại khác nhau: - Khách hàng là doanh nghiệp nhà nước.
- Khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Khách hàng khác
Trong mỗi loại khách hàng, hệ thống sẽ quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc khách hàng mới chưa có quan hệ tín dụng tại sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển
2.2.3.5. Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Các thông tin tài chính này hoàn toàn dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các chỉ tiêu tài chính được đặt ra trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm có 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau:
A, Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
- Khả năng thanh toán hiện hành
= (Tài sản lưu động + Đầu tư ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh
= (Tài sản lưu động + Đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán tức thời
= Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn B, Nhóm chỉ tiêu hoạt động (4 chỉ tiêu)
- Vòng quay vốn lưu động
= Doanh thu thuần/(Tài sản lưu động + Đầu tư ngăn hạn) bình quân - Vòng quay hàng tồn kho
= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân - Vòng quay các khoản phải thu
= Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
= Doanh thu thuần/ Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân
C, Nhóm chỉ tiêu cân nợ
- Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản - Nợ dài hạn/ Nguồn vốn chủ sở hữu
D, Chỉ tiêu thu nhập
- Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần - Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
- Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân
- (Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay)/ Chi phí trả lãi
Do tầm quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu đối với từng ngành/ nhóm ngành là khác nhau nên mỗi nhóm chỉ tiêu ở các ngành khác nhau có trọng số khác nhau.
2.2.3.6. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Các chỉ tiêu phi tài chính này được đặt ra một cách khách quan và cố gắng xen kẽ giữa định lượng và định tính, tuy nhiên vẫn bị yếu tố chủ quan định tính của cán bộ tín dụng quyết định. Thông thường bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 40 bước chỉ tiêu thuộc 5 nhóm:
A, Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ
- Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn
Mục đích của chỉ tiêu này là đánh giá khả năng trả nợ trung dài hạn trong tương lai (Năm tiếp theo). Công thức tính:
= ( Thu nhập thuần sau thuế dự kiến + Chi phí khấu hao dự kiến trong năm tới)/ Vốn vay đầu tư trung và dài hạn đến hạn trả dự kiến trong năm tới
- Nguồn trả nợ cảu khách hàng theo đánh giá của cán bộ tín dụng
Nguồn trả nợ bao gồm từ hoạt động kinh doanh và nguồn trả nợ khác. Chỉ tiêu này được chia làm 3 giá trị 100, 40, 20 do cán bộ tín dụng tự đánh giá tương ứng là khách hàng có nguồn trả nợ đáng tin cậy (doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ