SỰ HÌNH THÀNH HỖN HỢP (HÒA KHÍ) TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu quá trình hình thành hỗn hợp và cháy trên động cơ ô tô hiện đại potx (Trang 26 - 27)

v. Phương pháp nghiên cứu

2.1. SỰ HÌNH THÀNH HỖN HỢP (HÒA KHÍ) TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

2.1.1. Khái niệm sự hình thành hòa khí

Hình thành hòa khí là quá trình tạo ra hỗn hợp giữa nhiên liệu và không khí có thành phần thích hợp với từng chế độ làm việc của động cơ. Hỗn hợp đó gọi là hòa khí. Hình thành hòa khí có ảnh hưởng quyết định đến quá trình cháy, qua đó đến tính kinh tế, tính hiệu quả, độ êm dịu và chất lượng khí thải của động cơ.

Tỷ lệ không khí với nhiên liệu được gọi là thành phần hoà khí. Thành phần hoà khí được đánh giá theo một trong 2 chỉ tiêu sau đây:

* Hệ số dư lượng không khí:

0 .L G G nl kk = λ Trong đó:

Gkk- lưu lượng không khí thực tế cấp cho động cơ ở một chế độ cụ thể, kg/s.

Gnl - lưu lượng nhiên liệu cấp cho động cơ ở một chế độ cụ thể kg/s

L0- lượng không khí lý thuyết cần thiết để đốt cháy hoà toàn 1kg nhiên liệu, kg/kg * Tỷ lệ không khí và nhiên liệu ( Air/ Fuel ratio – viết tắt là A/F):

nl kk kg G F A 1 / =

Trong quá trình làm việc động cơ đòi hỏi thành phần hoà khí ở mỗi chế độ làm việc khác nhau.

* Tỷ lệ hòa khí của động cơ:

- Ở chế độ làm việc khởi động ở chế độ làm việc thấp (00C) thì tỷ lệ không khí và

nhiên liệu (A/FR) là 1:1.

- Ở chế độ làm việc khởi động ở chế độ nhiệt độ thường (200C) thì tỷ lệ không khí

và nhiên liệu là 5:1.

- Ở chế độ làm việc không tải thì tỷ lệ không khí và nhiên liệu là 11:1. - Ở chế độ làm việc chạy chậm thì tỷ lệ không khí và nhiên liệu là 12- 13:1. - Ở chế độ làm việc tăng tốc thì tỷ lệ không khí và nhiên liệu là 8:1.

- Ở chế độ làm việc với công suất cực đại thì tỷ lệ không khí và nhiên liệu là 12- 13:1.

- Ở chế độ làm việc với tốc độ trung bình thì tỷ lệ không khí và nhiên liệu là 16- 18:1.

Sự hình thành hòa khí có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng quá trình cháy, do đó ảnh hưởng đến tính kinh tế, tính hiệu quả, độ êm dịu và mức độ độc hại của khí thải của động cơ.

Quá trình hình thành hòa khí bao gồm các quá trình lý hóa phức tạp, đan xen hoặc kế tiếp nhau tùy theo loại động cơ.

2.1.2. Phân loại kiểu hình thành hòa khí

-Theo loại nhiên liệu:

Hình thành hòa khí trong động cơ xăng. Hình thành hòa khí trong động cơ diesel.

-Theo vị trí hình thành hòa khí:

Hình thành hòa khí bên trong xi lanh. Hình thành hòa khí bên ngoài xi lanh.

-Theo tính chất của hòa khí:

Hình thành hòa khí đồng nhất.

Hình thành hòa khí không đồng nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu quá trình hình thành hỗn hợp và cháy trên động cơ ô tô hiện đại potx (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w