II. Một đề xuất nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương 1 Hoàn thiện hình thức trả lương thời gian
3. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm
Dây truyền nước rửa chén, nước giặt đi vào hoạt động chưa lâu. Chưa có bộ phận kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, nhằm đánh giá đúng chất lượng sản phẩm, chính vì thế mà trước khi có thay đổi mức lương sản phẩm, công ty cần có bộ phận KCS nhằm kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. Nhằm phát hiện ra những sai sót, để từ đó có những định hướng, biện pháp thích hợp trong mỗi điều kiện cụ thể. Và cũng cần phải xây dựng những chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm:
* Xây dựng công tác tính định mức để tính nên được đơn giá trả lương
Công ty chưa có bộ phận tính định mức, chính vì thế mà định mức chỉ được tính trên cơ sở thống kê kinh nghiệm. Cần hoàn thiện bộ máy tính định mức, tổ chức hội đồng xây dựng định mức, các cán bộ định mức muốn xác định mức lao động mang tính tiên tiến đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và những hiểu biết nhất định về định mức thông qua học hỏi, kinh nghiệm…Công ty cần lập lên hội đồng định mức với những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế. Nếu như nguồn nhân lực trong công ty không đủ chuyên môn để tính định mức thì có thể thuê nhân công ngoài để lập lên định mức cố định cho công ty.
* Lựa chọn phương pháp xây dựng mức phù hợp với thực tế, cần xem xét nên chọn phương pháp nào để xây dựng mức, như: phương pháp phân tích tính toán, phương pháp khảo sát, phương pháp so
sánh điển hình…Cần nắm được những ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp và đối chiếu với đặc điểm và điều kiện thực tế của công ty. Đồng thời cũng cần tham khảo cách xây dựng định mức của đơn vị bạn.
* Sau khi đã xây dựng được định mức phải theo dõi theo chu kỳ khoảng 06 tháng một lần. Đó là khoảng thời gian không qúa dài cũng không phải là ngắn mà đó là khoảng thời gian định mức đã được đem áp dụng thực tế và đã cho biết kết quả. Trước khi định mức được xây dựng làm mức chuẩn của công ty đều phải qua thời gian kiểm nghiệm thực tế. Nếu như đem mức áp dụng vào thực tế đạt chỉ tiêu đề ra, lúc đó mức có thể đưa làm mức chuẩn. Nhưng cũng có lúc xây dựng mức chuẩn nhưng khi đem áp dụng thực tế lại không đem lại hiệu quả như mong muốn. Chính vì thế mà cần có khoảng thời gian kiểm tra.
Định mức xây dựng hợp lý nhằm đảm bảo về số lượng của kế hoạch sản xuất, tiết kiệm tối đa sức lao động, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đó là điều rất cần thiết để sản phẩm có thể cạnh tranh được các sản phẩm khác trên thị trường.
* Hoàn thiện công tác tổ chức nơi làm việc
Công tác tổ chức nơi làm việc phải đảm bảo tránh lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhằm tăng năng suất lao động
Tạo điều kiện cho người lao động thực hiện tốt công việc của họ. Cung cấp kịp thời nguyên vật liệu…không làm gián đoạn quá trình sản xuất. Bố trí lao động hợp lý bằng việc xác định đúng khả năng, trình độ của người lao động để giao những công việc phù hợp. Phối hợp tốt lao động trong các công việc khác nhau để quá trình
thực hiện công việc được liên tục, tránh người làm nhiều người làm ít, các công việc cần phối hợp nhịp nhàng.
* Hoàn thiện công tác kiểm tra sản phẩm
Lập ra một tổ KCS chịu trách nhiệm kiểm tra những sản phẩm đã hoàn thành để đưa ra thị trường. Đây là công đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất.
Việc kiểm tra, nhằm đánh giá tốt số lượng, chất lượng của công việc thực hiện. Từ đó xác định đúng kết quả công việc để tiến hành trả lương đúng với hao phí lao động đã bỏ ra. Đồng thời kiểm tra để đảm bảo yêu cầu chất lượng của sản phẩm, đảm bảo uy tín của công ty trên thị trường.
* Hoàn thiện cách tính lương sản phẩm
- Xây dựng đơn giá trả lương trên một đơn vị sản phẩm phải
lấy đơn giá chung, cố định
- Trả lương gắn với tinh thần trách nhiệm của người lao
động, đưa ra các chỉ tiêu để xét ý thức, tinh thần, trách nhiệm của người lao động như:
+ Tính tích cực của người lao động trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao
+ Ý thức tổ chức kỷ luật
+ Ý thức giữ gìn bảo vệ tài sản chung của công ty.
+ Mối quan hệ hiệp tác lao động trong từng bộ phận, trong quá trình làm việc.
Từ đó có thể đánh giá phân loại công nhân theo 03 loại
Loại A: Được đánh giá tốt, đạt từ 4 chỉ tiêu trở lên
Loại B: Được đánh giá ở mức độ trung bình, đạt từ 2 -3 chỉ tiêu.
Loại C: Chưa đạt yêu cầu, chưa thực hiện đúng trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật kém.
Việc đánh giá ý thức của từng người trong mỗi tổ, các tổ trưởng cần có sự đồng thuận nhất trí của tập thể người lao động trên cơ sở đánh giá có trước của mỗi tổ trưởng. Nếu đội trưởng đánh giá loại A, đa số ý kiến của tập thể công nhân tán thành thì người đó đạt loại A, còn nếu đa số không tán thành tuỳ theo số phiếu có thể cho loại B, C.
Có thể dùng hệ số điều chỉnh cho mỗi loại:
- Loại A: Hệ số là 1,1
- Loại B: Hệ số là 1,0
- Loại C: Hệ số là 0,8
Sử dụng hệ số điều chỉnh trong việc chia lương cho công nhân được tính như sau:
+ Quy đổi số ngày hệ số của công nhân: Nih s = Nitt x hi
Trong đó:
Nih s: Số ngày hệ số của công nhân
Nitt : Số ngày làm việc thực tế của công nhân
Hi : Hệ số xếp loại của công nhân i
+ Tính tổng số ngày của tất cả công nhân của đội N = ∑ Nih s
+ Lương ngày hệ số của một công nhân: ∑ Nih s Ln = N
+ Lương trong tháng của mỗi công nhân Li = Ln x Nih s
Với cách tính đó tổng lương của cả nhóm không thay đổi nhưng có sự điều chỉnh trong công việc. Chia lương tương xứng với trách nhiệm tinh thần, ý thức lao động của công nhân. Từ đó khuyến khích người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao để đạt năng suất cao.