Các giải pháp đề xuất để cải thiện điều kiện lao động.

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn (Trang 45 - 49)

11 Xưởng sửa chữa công trình

3.2Các giải pháp đề xuất để cải thiện điều kiện lao động.

Cải thiện điều kiện lao động là làm cho các điều kiện làm việc trong quá trình lao động của người lao động được đáp ứng sao cho tốt nhất trong khả năng có thể của Công ty. Ngoài các biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng, dưới đây tôi xin đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.

3.2.1Các biện pháp về tổ chức lao động khoa học

Đây là một biện pháp tổng hợp, có hiệu quả để cải thiện điều kiện lao động • Bố trí, sắp xếp và cải thiện nơi làm việc:

Nơi làm việc là nơi mà người lao động hầu như phải tiếp xúc trong cả một ngày làm việc, vì vậy bố trí nơi làm việc một cách hiệu quả cũng là một trong những biện pháp cải thiện điều kiện lao động

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Các yêu cầu tổ chức khoa học nơi làm việc

Về mặt sinh lí lao động: Trong tổ chức lao động khoa học người ta sử dụng các

biện pháp như; tạo vùng không gian thuận tiện, tạo vùng thị giác rộng lớn, bố trí hợp lí các phương tiện, trang thiết bị để tạo tư thế làm việc thuận lợi nhất, tiết kiệm thời gian nhất, hiệu quả cao nhất.

Về điều kiện vệ sinh: độ chiếu sáng, khí hậu, tiếng ồn.

-Độ chiếu sáng: các phân tích về kĩ thuật cho thấy trong phòng làm việc nên dung ánh sáng đèn hùynh quang (tiết kiện điện, gần giống ánh sáng tự nhiên) và cần trang thiết bị tăng áp cần thiết và đủ mức.

Khí hậu, tiếng ồn trong thư viện cũng có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động do đó cần hạn chế bụi bẩn tiếng ồn

Về điều kiện thẩm mĩ: cách bài trí các phòng làm việc hợp lí, đẹp mắt, màu sắc phản chiếu ánh sáng, gây cảm giác dễ chịu.

Ví dụ : màu có khả năng phản chiếu ánh sáng nhiều nhất là màu trắng ; màu xanh

lá cây, màu xanh da trời gợi cảm giác mát mẻ, rộng rãi;màu của các dụng cụ thường là màu thẫm để đễ phân biệt.

* Phân công và hiệp tác lao động -Phân công lao động:

đặc điểm phân công lao động trong công ty là dạng phân công cá biệt, chia nhỏ các công việc để giao cho từng phòng ban nhằm bảo đảm sự đồng bộ, nhịp nhàng của quá trình họat động trong công ty. Xuất phát từ đặc điểm này khi tổ chức lao động khoa học người ta phân công lao động thư viện theo các hình thức: phân công theo chức năng (đối với khối văn phòng)và phân công theo qui trình công nghệ(đối với các phân xưởng sản xuất trực tiếp)

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

+Phân công theo chức năng cán bộ chia thành hai lọai: viên chức lãnh đạo

quản lí (giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng); viên chức thực hành( là những người chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn một khâu nào đó trong họat động của từng phòng)

+Phân công theo qui trình công nghệ: Việc cải tiến phân công lao động sẽ nâng cao kĩ năng, kĩ xảo của người lao động trong công ty và tạo điều kiện để trang bị các thiết bị chuyên dùng cho một khâu lao động, có tác dụng to lớn tiết kiệm sức lao động và tăng năng suất lao động.

Sự phân công lao động hợp lí phải đạt được các yêu cầu sau:

-Bảo đảm sự phù hợp giữa các công việc phân công và người được phân công -Bảo đảm phù hợp với điều kiện của từng phòng ban cụ thể, căn cứ vào đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng.

Để đạt được những yêu cầu trên, khi phân công lao động người làm công tác quản lí thường sử dụng các biện pháp sau:

-Tuyển chọn cán bộ trên cơ sở nắm đượcyêu cầu cụ thể của công việc -Đánh giá khả năng, trình độ của cán bộ

-Điều tra mối quan hệ xã hội

-Xây dựng không khí đoàn kết và hợp tác lao động -Đối xử công bằng

- Hợp tác lao động: là sự phối hợp các dạng lao động đã chia nhỏ do sự phân công, bao gồm các hình thức: hợp tác giữa các bộ phận trong phòng, sự hợp tác giữa các tổ trong phòng và hợp tác giữa các cá nhân.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

*Cải tiến định mức lao động

Định mức lao động khoa học sẽ giúp người cán bộ quản lí thời gian cần thiết để hòan thành một chu trình, một quá trình, một công việc nào đó. Trên cơ sở định mức người cán bộ lập kế họach sát với thực tế, giữ gìn được kỉ luật lao động, và đánh giá trình độ chuyên môn và khả năng nhân viên.Từ đó có thể cải thiện được điều kiện lao động

* Xây dựngchế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi là trật tư luân phiên và độ dài thời gian của các giai đạn làm việc và nghỉ giải lao được thành lập đối với mỗi dạng lao động.( giáo trình tổ chức lao động khoa học, trang 215).

ảnh hưởng của chế độ làm việc và nghỉ ngơi đến khả năng làm việc là ở chỗ làm việc liên tục càng dài và thời gian nghỉ càng ít thì mức độ mệt mỏi, mức độ giảm khả năng làm việc càng lớn.

Khả năng làm việc của người lao động có 3 thời kỳ: thời kỳ tăng khả năng làm việc, thời kỳ ổn định khả năng làm việc và thưòi kỳ giảm khả năng làm việc. Tất cả các yếu tố của điều kiện lao động đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc trong đó chế độ làm việc nghỉ ngơi đống vai trò quan trọng. Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong Công ty bao gồm:

- Chế độ làm việc và nghi ngơi trong ca - Chế độ làm việc và nghỉ ngơ trong tuần - Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong năm

Các chế độ làm việc nghỉ ngơi trên tuỳ thuộc vào từng Công ty sắp xếp sao cho phù hợp nhất

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trồng cây xanh là một yếu tố thẩm mỹ công nghiệp. Nhất là đối với Công ty xi măng Bỉm Sơn – Nơi mà có rất nhiều khí thải và bụi phát sinh. Trồng cây xanh có những tác dụng như sau:

- Trước hết nó giữ vai trò làm chức năng vệ sinh môi trường sản xuất. Các cây xanh trong khu vực sản xuất sẽ góp phần tạo ra không khí trong sạch, làm giảm bụi, giảm tiếng ồn.

- Về mặt tâm lý nó tạo nên trạng thái cảm xúc lành mạnh cho công nhân sau giờ lao động mệt mỏi.

- Về mặt kiến trúc: Nó góp phần tạo ra những cảnh quan đẹp trong môi trường ssản xuất

Với việc bố trí các hành lang cây xanh không chỉ là ở chỗ dọc các đường đi và khu vực quanh nhà máy mà nó còn là các bồn hoa, cây cảnh bố trí ở của sổ, lan can, dọc cầu thang…..để tạo ra những cảnh đẹp. Làm xanh môi trường ngày càng được chú ý nhất là trong điều kiện sản xuất hiện nay(giáo trình tổ chức lao động khoa học).

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn (Trang 45 - 49)