VĂN HĨA BÌNH DƯƠNG THẾ KỶ XVII-XIX

Một phần của tài liệu Lịch sử – văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 63 - 65)

2.2.1.Bối cảnh lịch sử hình thành văn hĩa Bình Dương :

Nam Bộ là vùng đất mới, do đĩ việc thừa hưởng thành tựu văn hĩa trước đĩ là tất yếu lịch sử. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVII – XVIII đất nước ta bị chia cắt cho nên lưu dân đến Đồng Nai – Gia Định là dân Thuận –Quảng. Điều này chỉ ra rằng văn hĩa Thuận –Quảng là những hạt giống đầu tiên được gieo trồng tại vùng thổ ngơi mới này. Đây là đặc điểm do lịch sử quy định.

Mặt khác, lưu dân Thuận – Quãng vào Đồng Nai – Gia Định đa số là người nghèo nên hành trang văn hĩa được mang theo là văn hĩa dân gian, bao gồm câu hị, điệu lý cũng như loại hình diễn xướng, tập tục sinh hoạt cùng thiết chế văn hĩa tín ngưỡng từ làng xã của quê hương bản quán. Như vậy, văn hĩa dân gian chiếm tỷ trọng lớn trong buổi đầu khai hoang và cả sau này.

Ngồi hai đặc điểm trên, cần lưu ý đến cơ cấu dân cư của vùng đất này.Cuộc cộng cư của người Hoa, người Khơ-me và các cư dân bản địa khác cũng dẫn đến sự giao lưu văn hĩa tín ngưỡng.Những điều kiện lịch sử này là những tác nhân quan trọng đối với lịch sử văn hĩa nĩi chung và sự biến đổi các dạng thức tín ngưỡng.

Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Các làng xã cập con sơng này và các thủy lộ nhánh của nĩ được thành lập sớm .Nhưng do đặc điểm tự nhiên cịn hoang vu, lại tiếp giáp với khu vực cư trú của các cộng đồng dân tộc ít người nên tốc độ hát triển cĩ mức độ.

Về mặt hành chính, địa bàn tỉnh Bình Dương xưa kia là tổng Bình An thuộc dinh Trấn Biên, mặc dù nĩ ở gần dinh Phiên An hơn. Nĩ nằm ngồi bìa của hai vùng đơ hội là Cù lao Phố (Biên Hịa) và Bến Nghé (Sài Gịn – Gia Định). Do đĩ thể chế chính thống của nhà Nguyễn khơng đặt ở đây. Điều này cho thấy sự tác động của các chuẩn mực văn hĩa chính thống thời phong kiến khơng ảnh hưởng trực tiếp với mức độ cao đối với các cộng đồng cư dân ở đây.

Tổng Bình An, mãi 110 năm sau (1698 - 1809) mới được nâng lên thành huyện Bình An với hai tổng Bình Chánh và An Thủy.Ta thấy các đơn vị hành chánh vùng Bình Dương chỉ mới hồn chỉnh vào những năm đầu thế kỷ XIX.

Tỉnh Bình Dương ( Thuận An, Bến Cát,Thị xã Thủ Dầu Một,Tân Uyên) là phần đất của huyện Bình An và huyện Phước Chánh( tỉnh Biên Hịa).Huyện lỵ của huyện Bình An đến năm 1802 mới lập và đến đời Minh Mạng mới lấy tây đường của nha mơn huyện làm học xá. Điều này cho thấy chính quyền cấp huyện được thành lập ở đây khá muộn và cơng việc giáo dục của chế độ phong kiến ở đây lại càng muộn hơn. Chính vì vậy những chuẩn mực văn hĩa chính thống được phổ cập tại đây khá muộn. Nĩi cách khác, tư liệu lịch sử này đã chỉ ra tỷ trọng quan yếu của các thành tố văn hĩa dân gian trong cơ cấu văn hĩa của vùng đất này.

Lưu dân người Việt từ miền Trung vào Nam tìm đất sống vốn cĩ nguồn gốc xã hội khác

nhau: Đa số là dân nghèo đi tìm đất sống, dân võ biền phiêu tán, bị đày… Nếu cĩ tầng lớp cao thì cũng là các quan võ cấp thấp, dân quân đồn điền theo lệnh chúa Nguyễn vào Nam làm

nhiệm vụ rồi ở lại lập nghiệp. Nĩi chung họ là những người bình dân, thích tự do phĩng khống, đầy tinh thần hào hiệp, ít bị ràng buộc theo khuơn khổ phong kiến.

Theo Minh Điều Hương Ước ban hành năm 1852, làng lớn gọi là xã, phải khai thác được 100 mẫu trở lên, cĩ 200 dân đinh trở lên. Làng vừa (Trung) gọi là thơn, phải cĩ từ 50 đinh đến 200 đinh, khai thác được 50 mẫu trở lên, làng nhỏ gọi là ấp, cĩ từ 10 dân đinh trở lên, khai thác từ 10 mẫu trở lên. Mỗi làng cĩ vài ba thơn, mỗi thơn cĩ bốn năm ấp. Các dạng thức lễ hội người Việt ở Bình Dương được hình thành trên cơ sở các tập tục truyền thống của làng xã Trung, Bắc mà trực tiếp là mơ hình thơn làng Thuận Quãng được các lưu dân Việt mang theo vào vùng đất mới. Thiết chế văn hĩa tín ngưỡng đình, chùa, miếu võ của thơn xã được thành lập trong quá trình khẩn hoang lập làng.

Như vậy mỗi xã hay thơn cĩ một ngơi đình.Ngồi ra mỗi xã cĩ thể cĩ nhiều ngơi chùa nhưng trong số đĩ chỉ cĩ một ngơi chùa cơng của xã gọi là “ chùa làng”.

Tĩm lại, Bình Dương vì những điều kiện địa lý, lịch sử, con người... cho nên khơng bị đè nặng bởi nền văn hĩa chính thống phong kiến. Ngược lại, nền văn hĩa ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hĩa Bình Dương lại là nền văn hĩa dân gian truyền thống. Điều này lý giải được vì sao ở Bình Dương cĩ rất nhiều đình chùa, miếu võ với những tập tục và lễ hội dân gian. Ngay cả văn học dân gian cũng cĩ sức sống mạnh mẽ và vơ cùng phong phú đa dạng, đặc sắc ở vùng đất này.

Một phần của tài liệu Lịch sử – văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)