Tại các doanh nghiệp sử dụng lao động sau cai nghiện

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 49)

2. Cơ sở pháp lý của công tác tổ chức, quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. Tại các doanh nghiệp sử dụng lao động sau cai nghiện

Để tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ổn định cuộc sống, rèn luyện nhân cách, giảm thiểu tái nghiện, Chính phủ cũng như thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư mở doanh nghiệp thu hút lao động sau cai nghiện.

Điển hình là các doanh nghiệp trong cụm Công nghiệp Nhị Xuân, đây là cụm công nghiệp đặc biệt do Lực lượng thanh niên Xung phong quản lý và được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ. Ngoài ra, lực lượng này còn thành lập hai doanh nghiệp là Đại Việt và Mỹ Sơn cùng với hai cơ sở khác do Sở Lao động Thương binh xã hội quản lý nhưng lại đặt ở Đồng Nai cũng đang thu hút lao động sau cai nghiện.

3.2.1. Tình trạng việc làm

Từ khi Nghị quyết 16 ra đời, Nhà nước cũng như TP. HCM đã có nhiều chính sách ưu đãi tạo nhiều cơ hội cho người sau cai nghiện có việc làm. Các kênh việc làm chủ yếu gồm: làm việc tại các cụm công nghiệp, làm việc và định cư ngay tại các trường, các trung tâm cai nghiện, làm việc trên những

công trình lớn cần nhiều lao động phổ thông và làm việc tại các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất do gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư.

Tính từ năm 2005, khi bắt đầu có chủ chương khuyến khích các cơ sở thu hút lao động thì có 882 người được tuyển dụng làm việc cho các cơ sở đặc biệt, trong đó, 683 người được làm tại cụm Công nghiệp Nhị Xuân, 200 người khác làm tại các cơ sở như: Đại Việt, Mỹ Sơn và các trung tâm quản lý, dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng số người tái hòa nhập về các doanh nghiệp mới chỉ chiếm 9,4%. Ngay trong cụm Công nghiệp Nhị Xuân thì số lao động sau cai nghiện chiếm trên 60% tổng số lao động làm việc tại đây.

Công việc chủ yếu tại các trung tâm quản lý sau cai nghiện vẫn là gia công hạt điều. Tại các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Nhị Xuân thì tạo ra nhiều công việc hơn: sản xuất đồ nhựa gia dụng, sản xuất bình ga, sản xuất đồ gia dụng bằng sắt, bằng nhôm. Lao động làm may, thêu, đan cũng chiếm tỷ trọng đáng kể ( 1/3 tổng số). Công việc chủ yếu không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao.

Bảng4: Cơ cấu việc làm của đối tượng sau khi kết thúc giai đoạn quản lý về các doanh nghiệp đặc biệt.

Đơn vị: % Nghề DN trong cụm Nhị Xuân DN ngoài cụm Nhị Xuân Làm việc và định cư tại TT Tổng số Giacông hạt điều 23.0 23

May, thêu, đan 19.7 13.1 32.8

Thợ có kỹ

thuật(điện,cơ khí) 37.7 37.7

Khác 1.6 4.9 6.5

Về thời gian lao động, có 80% người sau cai nghiện tái hòa nhập làm việc trong các doanh nghiệp theo đúng thời gian quy định (làm 5 – 6 ngày 1 tuần, 8 giờ một ngày), cá biệt tại các doanh nghiệp dệt may, thời gian làm việc kéo dài 8,5 tiếng trong ngày và làm việc cả 7 ngày trong tuần.

3.2.2Về tiền lương và thu nhập

Đa số các doanh nghiệp nhận tuyển lao động là người sau cai nghiện mới được thành lập hoặc mới họat động nên lợi nhuận còn thấp và không như mong đợi của các chủ doanh nghiệp. Mặt khác, lao động là người sau cai nghiện có đặc điểm về tâm lý chưa ổn định và sức khỏe chưa đảm bảo nên tiền lương ở mức thấp. Nhưng nguyên nhân quan trọng đó là do công việc làm trong phần lớn các cơ sở sản xuất là loại lao động giản đơn, ít hàm lượng chất xám, việc quản lý lao động chưa chặt chẽ, và một số lao động lười biếng. Thu nhập bình quân đạt 540.000 đồng/người/tháng.

Bảng 5: Thu nhập bình quân/ tháng của lao động sau cai nghiện

Đơn vị: % Nghề Dưới 200 nghìn đồng Từ 200-500 nghìn đồng Từ 500 đến 1 triệu đồng Từ 1 triệu đồng trở lên Gia công hạt điều 4.9 18.0

May thêu đan 1.6 1.6 18.0 11.5

Kỹ thuật 1.6 3.3 24.6 8.2

Dịch vụ 4.9

Khác 1.6

Tổng 14.8 23 42.6 19.7

(Nguồn: số liệu khảo sát đối tượng tái hòan nhập cộng đồng trong cum

công nghiệp Nhị Xuân)

cao nhất, thấp nhất là lương của thợ bóc tách hạt điều. Lao động có mức tiền lương từ 500 nghìn đồng/ tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 43%); có mức tiền lương từ 1triệu đồng/ tháng trở lên chiếm gần 20% (là thợ cơ khí và dệt may). Cụ thể mức lương cao nhất ở công ty Đại Việt là 1.600.000 đồng/ tháng, mức lương trung bình khoảng 900.000đồng/ tháng, mức lương thấp nhất 650.000đồng/ tháng. Công ty Đông Phương có mức lương cao nhất là 1.540.000đồng/ tháng, trung bình là 800.000đồng/ tháng, mức thấp nhất là 400.000đồng/ tháng. Số có mức tiền lương dưới 400.000đồng/ tháng chủ yếu là lao động làm việc và định cư trong Trung tâm Phú Văn.

Phần lớn những người lao động cho rằng do tiền lương, thưởng còn thấp nên họ chưa thể tiết kiệm cho bản thân cũng như hỗ trợ gia đình. Tuy nhiên, vẫn có số ít những lao động làm việc tại công ty may Đại Việt có tiết kiệm và gửi tiền về giúp gia đình.

3.2.3.Hợp đồng lao động

Bảng 6: Số liệu thống kê về tình hình ký hợp đồng lao động:

Đã kí HĐLĐ

Chưa kí HĐLĐ

Tại cụm công nghiệp Nhị Xuân 0 100%

Tại các doanh nghiệp ngoài cụm Nhị Xuân 87.5% 12.5%

Làm việc tại trung tâm 0 100%

Chung 11.48% 83.61%

- Mới chỉ có doanh nghiệp may Đại Việt đã ký hợp đồng với người lao động. Các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Nhị xuân và các cơ sở khác chưa thực hiện ký HĐLĐ với người sau cai nghiện. - Lý do của việc chưa ký hợp đồng là do các doanh nghiệp này nhận

nước hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, 9% số người lao động không ký hợp đồng vì lý do sức khỏe, 22% do lao động không muốn làm việc lâu dài tại đây, 24% là do các doanh nghiệp không muốn ký.

3.2.4. Một số yếu tố khác ảnh hưởng quá trình làm việc của người lao động

• Tình trạng đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thu hút lao động sau cai nghiện.

- Cụm công nghiệp Nhị Xuân là cụm công nghiệp đặc biệt vì được hưởng nhiều ưu đãi nhằm mở rộng sản xuất tạo việc làm và ổn định đời sống cho người sau cai nghiện. Thành lập năm 2005, bao gồm cảc khu dân cư đô thị với tổng diện tích là 54,1 ha dành để sản xuất, 23,7 ha để xây dựng khu dân cư và chung cư cho người lao động và cán bộ quản lý. Đến tháng 11/2006 đã có 6 doanh nghiệp tư nhân xây dựng cơ sở sản xuất và tiếp nhận người sau cai làm việc tại cụm công nghiệp Nhị Xuân:

- Công ty Ngọc Hà sản xuất mỳ ăn liền tiếp nhận 60 lao động nữ và số này được bố trí làm ca riêng.

- Công ty may Tường Vân tiếp nhận 426 người sau cai đã được tái hòa nhập cộng đồng. Số đối tượng này được chuyển từ các trường, trung tâm theo nguyện vọng của gia đình về cụm công nghiệp Nhị Xuân.

- Công ty thể thao Sài Gòn tiếp nhận 35 người sau cai nghiện từ tháng 7/2006 và hướng dẫn cho đối tượng này trong 3 tháng.

- Công ty TNHH May Diễm Khanh, tiếp nhận 160 lao động là người tái hòa nhập cộng đồng và đối tượng sau cai.

động là người tái hòa nhập cộng đồng và người sau cai.

- Công ty cổ phần cơ khí Đông Phương tiếp nhận 30 lao động là người tái hòa nhập cộng đồng và người sau cai.

Ban quản lý cụm công nghiệp Nhị Xuân cho biết đến hết tháng 11/2006, ngoài 6 doanh nghiệp đã bước vào hoạt động sản xuất, đã có 14 nhà đầu tư là các doanh nghiệp tư nhân ký hợp đồng thuê 20,23 ha đất xây dựng cơ sở sản xuất, 8 doanh nghiệp trong số này đang thi công xây dựng nhà xưởng. Khi 20 doanh nghiệp đã ký hợp đồng xây dựng xong, bước vào sản xuất sẽ có 2.500 lao động là người sau cai nghiện được tiếp nhận. Các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi theo chương trình kích cầu vay, vay vốn từ Quỹ đầu tư và phát triển.

Đến tháng 4/2007 có 20 doanh nghiệp thuê gần 28 ha với vốn đầu tư 5000 tỷ đồng. Lĩnh vực sản xuất chính: dệt may, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ…

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất trên địa bàn quận huyện bao gồm:

- Công ty TNHH may – thêu xuất khẩu Mỹ Sơn tiếp nhận 78 người sau cai. - Công ty TNHH may Đại Việt, tiếp nhận 100 đối tượng vào làm việc. Do tính chất công việc, các doanh nghiệp chủ yếu cần lao động có trình độ ở mức trung bình. Tuy nhiên khó khăn là tình trạng sức khỏe của người sau cai nghiện thường rất kém, ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động và tình hình sản xuất chung của các doanh nghiệp.

• Môi trường làm việc các đối tượng sau cai nghiện:

Các cơ sở sản xuất đảm bảo các điện về an toàn vệ sinh lao động, nhà xưởng rộng rãi không bị ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Lao động làm việc tại các sơ sở này đều được quản lý bởi những người có chuyên môn nên ý thức kỷ luật cũng như thực hiện những nội dung, quy chế của các doanh nghiệp rất tốt. Việc tiếp tục quản lý, giáo dục đối tượng này là yêu cầu và nhiệm vụ không thể thiếu, bởi vì họ cần thêm trang bị tinh thần tôn trọng pháp luật, về

đạo đức, tư cách và lối sống của một công dân đích thực. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp ở cụm công nghiệp Nhị Xuân cho biết, vẫn có lao động trốn ra ngoài. Công ty Đông Phương có 30 người từng trốn, công ty may Thiên Phước có 15 người trốn.

• Chăm sóc sức khỏe các đối tượng sau cai nghiện.

Chăm sóc sức khỏe là việc quan trọng và cần thiết với những đối tượng sau cai nghiện.

Tình trạng sức khỏe của người lao động sau cai nghiện hiện nay yếu hơn 21% so với thời gian tập trung tại các trung tâm, người có sức khỏe tốt hơn chiếm 28%, sức khỏe bình thường chiếm 51%.

Các doanh nghiệp đều có chuyên môn về y tế theo dõi tình hình sức khỏe cũng như tâm lý của người lao động sau cai nghiện tái hòa nhập làm việc. Các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Nhị Xuân có cơ sở y tế định kỳ tổ chức theo dõi, khám bệnh và điều trị cho các đối tượng.

Những nội dung chủ yếu của công tác chăm sóc y tế được TP. HCM đề cập và cấp kinh phí là:

- Tổ chức xét nghiệm HIV/AIDS đối với những người sau cai nghiện nếu có nghi ngờ bị nhiễm để kịp thời phân loại và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe.

- Tại các cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai có phòng y tế để thực hiện việc khám và chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân, viên chức và lao động sau cai nghiện.

- Người sau cai nghiện đang làm việc theo phương thức giải quyết việc làm nếu chuyển sang AIDS giai đoạn cuối được chuyển đến cơ sở điều trị dành riêng cho bệnh nhân AIDS tại bệnh viện Nhân Ái hoặc về nhà chăm sóc theo nguyện vọng của gia đình.

Các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư việc làm cho học viên và người sau cai nghiện:

Để thu hút nhiều nguồn lực đầu tư vào các cơ sở cai nghiện, Thành phố đã tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố và ở các tỉnh, thành phố nơi các trung tâm đóng nahừm xúc tiến các hoạt động kêu gọi đầu tư, đồng thời lắng nghe các doanh nghiệp góp ý với dự thảo các chính sách ưu đãi của Thành phố. Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã tổ chức, triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm do người sau cai nghiện làm ra để giới thiệu với thị trường, tiêu thụ sản phẩm và mở rộng việc liên kết hỗ trợ sản xuất.

Đến nay, đã ban hành một số chính sách, chế độ khuyến khích đầu tư giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện

- Quyết định số 251/2003/QĐ-UB giao quỹ đầu tư phát triển Thành phố cho vay các chương trình sản xuất, thực hiện Đề án tổ chức quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.

- Quyết định số 17/2005/QĐ-UB của UBND Thành phố quy định chính sách ưu đã với các nhà đầu tư sử dụng lao động là học viên và người sau cai nghiện về mặt bằng, nhà xưởng sản xuất, về vốn và lãi xuất; được hỗ trợ tài chính sau khi nộp thuế.

- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w