của ngƣời Dao ở Lục Nam
3.2.1. Chuyển hẳn từ nương rẫy sang trồng lúa nước
Cùng với chính sách giao đất, giao rừng đến tay ngƣời lao động, vấn đề thủy lợi hóa và điện khí hóa đã đƣợc củng cố một bƣớc. Nguồn điện sáng quốc gia đã đƣợc thắp sáng trên các bản làng đồng bào dân tộc. Mƣơng máng dẫn nƣớc chảy trên các cánh đồng, các chân ruộng chuyển từ cấy một vụ không ăn chắc trƣớc đây sang cấy một năm hai vụ lúa, xen vụ màu đông. Trên các chân ruộng cao và nƣơng đồi các tập đoàn cây ăn quả: vải, na, hồng, dứa đang đƣợc đƣa vào trồng thử nghiệm bƣớc đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, diện tích rừng già ngày càng bị thu hẹp, mặt khác nhà nƣớc cũng có nhiều biện pháp tăng cƣờng quản lý rừng và giúp đỡ đồng bào định canh định cƣ nên việc khai phá rừng làm nƣơng là hoàn toàn không còn đối với đồng bào ngƣời Dao ở huyện Lục Nam. Các giống lúa truyền thống của ngƣời Dao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ở Lục Nam bị mất dần do đồng bào bỏ không làm nƣơng nữa. Thay vào đó là các giống lúa nƣớc mới ít bị sâu bệnh, đỡ phải chăm bón mà lại cho năng suất cao nhƣ các giống lúa Mộc tuyền, Bao thai, Nông nghiệp 8, Khang ƣu và các giống mới nhƣ 203, VN18, VN10…
Nếu nhƣ trƣớc đây lúa đƣợc canh tác trên 4 loại ruộng thì hiện nay lúa chỉ còn đƣợc canh tác trên 2 loại ruộng: ruộng rộc và ruộng bậc thang. Mặc dầu diện tích trồng lúa thu hẹp song năng suất và sản lƣợng cao hơn rất nhiều so với trƣớc đây. Sản lƣợng lúa thu hoạch một năm hai vụ ổn định đáp ứng nhu cầu lƣơng thực cho ngƣời dân. Thực tiễn qua các cuộc điền dã cho thấy đồng bào Dao không còn bị đói hay ăn độn nhƣ trƣớc nữa.
Ngoài hai vụ lúa chiêm và mùa, ngô, lạc, đỗ, khoai lang… đƣợc trồng xen trong vụ đông hàng năm. Cũng nhƣ lúa các cây hoa màu trƣớc đây đã đƣợc thay thế bằng các giống mới cho thời gian sinh trƣởng ngắn hơn mà năng suất vẫn cao hơn trƣớc. Giống ngô hiện nay đồng bào trồng phổ biến là giống ngô lai DK999 cho năng suất trung bình 250kg/sào. Trƣớc đây đồng bào gieo hạt, nay để bảo đảm cây trồng đồng bào đánh bùn dƣới ao lên vƣờn phơi khô, đánh tơi tra hạt, khi cây cao chừng 15 - 20cm mới đánh ra ruộng trồng. Sản lƣợng ngô, khoai đông đóng vai trò rất lớn trong đầu tƣ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cùng ngô và khoai lang đồng bào còn trồng xen canh xu hào, bắp cải, các loại đỗ cung cấp thực phẩm cho sinh hoạt hàng ngày.
3.2.2 Từ độc canh cây lúa chuyển sang đa dạng hóa cây trồng, chú trọng đầu tư phát triển cây trồng hàng hóa
Sự biến đổi trong cơ cấu cây trồng kéo theo sự phân bố và sắp xếp lại chu kỳ sản xuất trong năm, một số cây truyền thống trƣớc đây nay không còn phù hợp trong điều kiện và bối cảnh một nền kinh tế mới đƣợc thay thế bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những giống cây khác mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao hơn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng này đƣợc thể hiện rất rõ trong bảng lịch nông nghiệp hiện nay.
Bảng 3: Lịch nông nghiệp hiện nay của người Dao ở Lục Nam
Tháng
(âm lịch) Các hoạt động chính
1 Gieo mạ cấy chiêm, thu hoạch ngô đông
2 Trồng ngô xuân, lạc mùa, đỗ xanh, đỗ tƣơng, cấy chiêm, thu hoạch cà, tỉa lúa, làm cỏ lúa.
3 Tỉa lúa, xới cỏ vải, tƣới vải, hồng, na. Hun luống ngô, đỗ, lạc, thu hoạch cà.
4 Gieo mạ cấy mùa, tƣới vải, hồng, na, tiếp tục thu hoạch cà, làm cỏ vƣờn, cày ải, bừa ngả ruộng màu.
5 Thu hoạch lúa chiêm, lạc, ngô, đỗ và bắt đầu thu hoạch vải. 6 Cấy mùa, tiếp tục thu hoạch vải, thu hoạch dứa.
7 Làm vƣờn tỉa cành, bón gốc vải, tỉa lúa trên ruộng – làm cỏ mùa. 8 Thu hoạch hồng, trồng khoai lang vụ đông.
9 Thu hoạch lúa mùa, trồng ngô đông, làm cỏ vƣờn.
10 Xới ngô, khoai lang đông, làm vƣờn, trồng cà, cày ải ruộng. 11 Làm cỏ ngô, bón phân cho ngô, chăm sóc vƣờn cây, tiếp tục
trồng cà, bừa ải, cày ải.
12 Cày ải chuẩn bị cấy chiêm, bón phân gốc vải. Chuẩn bị ăn Tết. Nguồn: [54]
Trƣớc đây do thiếu nƣớc các chân ruộng phần lớn chỉ đƣợc cấy một vụ, thậm chí một vụ còn không ăn chắc, năng suất bấp bênh trung bình một sào thu đƣợc 3 - 5 gánh thóc tƣơng đƣơng với 50 - 75kg thóc. Hiện nay các công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trình thuỷ lợi đã đƣợc cải tạo một bƣớc đƣa nƣớc tƣới tiêu về từng làng bản, bà con đã chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới tiêu, mỗi năm cấy hai vụ: vụ chiêm và vụ mùa xen vụ đông hoa màu. Những giống lúa năng suất thấp trƣớc đây đã đƣợc thay thế hoàn toàn bằng các giống lúa lai: CR 203; khang dân, hai dòng cho năng suất từ 175 - 200kg thóc/sào.
Cùng với phƣơng pháp truyền thống về xử lý đất, bón phân chăm sóc cây trồng… đồng bào Dao bƣớc đầu áp dụng thử nghiệm các phƣơng pháp khoa học mới vào trong sản xuất. Nếu nhƣ trƣớc đây đồng bào gieo mạ trên các chân ruộng cao sau 30 - 40 ngày mới đƣợc nhổ cấy thì hiện nay phần lớn đồng bào áp dụng phƣơng pháp gieo thẳng và dùng thuốc trừ cỏ. Kỹ thuật canh tác mới này rút ngắn đƣợc một khâu trong phƣơng pháp sản xuất truyền thống của đồng bào, giảm thời gian lao động đáng kể mà năng suất cây trồng nâng cao. Các loại phân hóa học: phân đạm, phân lân, ka li, thuốc trừ sâu… đang đƣợc bà con đƣa vào sử dụng thử nghiệm trên các cánh đồng góp phần bảo vệ đất, nâng cao sản lƣợng cây trồng rõ rệt.
Quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp từng bƣớc thay thế sức lao động của con ngƣời. Chiếc máy kéo, máy cày xuất hiện ngày một nhiều trên các cánh đồng, giảm thiểu khâu lao động nặng nhọc nhất của nhà nông. Trong làng bản máy xay xát gạo, máy tuốt lúa thay thế hoàn toàn các phƣơng pháp lao động thủ công giản đơn trƣớc đây. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay phần lớn máy móc đã thay thế cho đôi tay ngƣời lao động. Con ngƣời đƣợc giải phóng đôi tay để dành công sức và thời gian đầu tƣ vào những công việc khác đem lại lợi ích kinh tế cao hơn.
Ngoài bãi, trên ruộng cao - ruộng bậc thang và trên nƣơng trƣớc chủ yếu để trồng cây thực phẩm, và cây lấy bột: sắn, ngô nay trên các chân ruộng này đồng bào Dao ở Lục Nam từng bƣớc thay thế bằng những cây ăn quả, cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trồng hàng hoá: hồng, vải, na, dứa vv… mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là cây vải thiều. Đồng bào Dao coi cây vải thiều là cây xóa đói giảm nghèo, ngƣời dân coi việc trồng vải là một cách làm giàu.
Giống vải phổ biến đƣợc trồng là giống: U Hồng, Thanh Hà, trong đó giống Thanh Hà đƣợc trồng phổ biến hơn, vải chín mang màu đỏ tƣơi, hạt nhỏ, cùi dầy. Vải đƣợc nhân giống bằng phƣơng pháp chiết cành. Cây đƣợc lựa chọn để triết cành là những cây khỏe mạnh có tuổi từ 6 - 15 tuổi, quả to đều và ngon cho năng suất cao ổn định. Cành đƣợc chọn để chiết là những cành bánh tẻ có 2 - 3 trạc tán phát triển tốt, sạch sâu bệnh. Đƣờng kính cành từ 1,5 - 2 cm.
Đồng bào Dao thƣờng chiết cành vào hai vụ : xuân hè và thu đông. Vụ xuân hè, tiến hành chiết cành trong tháng 4, trồng vào tháng 8, tháng 9. Vụ thu đông, chiết cành vào đầu tháng 10 hàng năm và trồng vào mùa xuân năm sau. Trƣớc khi cành chiết đƣợc cắt khỏi cây đƣa xuống hố trồng đƣợc giâm từ 8 - 10 ngày trong bùn trộn lẫn rơm chặt nhỏ để kích thích sự sinh trƣởng và làm quen với môi trƣờng mới của rễ.
Vải là cây ăn quả có khả năng chịu hạn rất tốt, đặc biệt rất thích hợp với đất feralít vàng đỏ. Các chân ruộng bậc thang, các nƣơng đồi là điều kiện lý tƣởng cho cây vải phát triển. Hố trồng vải trên loại đất này rất to và sâu, rộng 1,5m2
- 2m2, sâu 0,6m - 0,8m. Vải đƣợc trồng bố trí theo đƣờng đồng nƣớc, dọc các đƣờng đồng nƣớc đƣợc trồng xen dứa vừa tiết kiệm đất, vừa chống sự rửa trôi. Trong 5 năm trở lại đây cây vải bắt đầu đƣợc trồng đại trà trên các bãi. Đất bãi là loại đất thịt nhẹ cát pha, đất có đặc điểm hút và thấm nƣớc nhanh, mƣa mau úng, nắng mau khô. Vải đƣợc trồng trên loại đất này hố đƣợc đào thƣờng rất to và sâu. Sau đó lấp đất trộn cùng phân hữu cơ trở lại. Đặt bầu đất ngang với nền đất cũ sau đó đắp cao vƣợt hơn so với bề mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nền cũ 40 - 60cm. Vào mùa mƣa để cho nƣớc thoát nhanh đồng bào thƣờng đào các rãnh thoát nhỏ xen cùng hàng vải. Trong 2 - 3 năm đầu khi cây vải chƣa phủ tán đồng bào Dao tận dụng trồng xen các loại ngô, lạc, đỗ, vừng cùng một số loại rau ăn. Sau 3 - 4 năm cây vải bắt đầu cho thu hoạch ổn định.
Nhƣ vậy, có thể nhận thấy sự xuất hiện của cây ăn quả - cây trồng hàng hóa. Hay nói đúng hơn sự xuất hiện vai trò hàng hóa của cây trồng đã bƣớc đầu làm thay đổi nền kinh tế truyền thống khép kín tự cung tự cấp của dân tộc Dao ở Lục Nam. Hơn nữa sự xuất hiện của tập đoàn cây trồng hàng hóa còn làm thay đổi tƣ duy truyền thống của ngƣời Dao với việc nhận thức rõ về nguồn thu nhập cải thiện nâng cao đời sống.
Cùng với cây vải thiều, hồng đang trở thành mối quan tâm của đồng bào. Cây hồng xƣa đƣợc các gia đình trồng nhiều trong vƣờn nhà cho trẻ ăn, trong tƣ duy truyền thống chƣa bao giờ cây hồng đƣợc coi là cây trồng hàng hóa. Ngƣời dân trồng ba loại hồng chủ yếu: hồng Thái, hồng Thạch Thất và hồng Nhân Hậu. Trong ba loại hồng trên hồng nhân hậu đƣợc trồng phổ biến hơn cả bởi năng suất cao hơn và cho thu hoạch sớm hơn. Song không phải hộ gia đình nào cũng có thể trồng đƣợc hồng mang tính phổ biến nhƣ cây vải. Ở đây không phải hồng là loại cây khó trồng mà giống mua ban đầu giá rất cao. Vào thời điểm những năm 1996 - 1997 giá một gốc hồng mua đƣợc 4 - 5 gốc vải. Bởi vậy, mặc dù giá trị kinh tế của hồng Nhân hậu mang lại hiệu quả cao hơn xong với giá thành cao rất ít hộ gia đình có đủ điều kiện kinh tế để tiếp cận cây trồng hàng hóa đầy triển vọng này. Hồng đƣợc trồng bằng phƣơng pháp ƣơm rễ. Hàng năm vào tháng 8 sau khi thu hoạch quả đồng bào tiến hành bới gốc cắt rễ. Rễ đƣợc chọn lựa là những rễ thuộc nhóm rễ phụ của cây có độ tuổi 2 năm trở lên, đƣờng kính rễ tối thiểu 1,2cm. Rễ đƣợc cắt thành từng đoạn nhỏ có chiều dài 0,20m - 0,25m, mỗi rễ đƣợc ƣơm trong từng giỏ nhỏ đƣợc đan bằng tre để nơi dâm mát. Khi rễ đã nẩy lộc bà con tiến hành đào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hố sâu 0,5m, rộng 0,6m, đợi khi có mƣa xuân đồng bào đƣa xuống trồng. Sau 3 - 4 năm hồng nhân hậu bắt đầu cho thu hoạch.
Trong kinh tế truyền thống trƣớc đây dân tộc Dao ở Lục Nam cũng đã trồng dứa ở bãi và trên nƣơng đồi nhƣng số ngƣời trồng không nhiều. Dứa đƣợc trồng để làm hàng rào ngăn cách ruộng giữa hai nhà và cũng là để giữ đất hạn chế sự rửa trôi của nƣớc. Xuất phát từ mục đích nhƣ vậy mà cây dứa ít đƣợc quan tâm chăm sóc. Phải đến khi nền kinh tế thị trƣờng phát triển những cây dứa quen thuộc trong vƣờn nhà trƣớc đây mới thực sự đƣợc quan tâm chăm sóc bởi lợi ích kinh tế mà nó đem lại không nhỏ. Đồng bào trồng chủ yếu giống dứa Phú Thọ, giống này quả nhỏ xong rất ngọt đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng. Dứa đƣợc trồng xen với vải và hồng để giữ độ ẩm và chống sự rửa trôi cho đất mà chất lƣợng, năng suất rất cao. Trong một hai năm gần đây bà con đƣợc cán bộ nông nghiệp của tỉnh và huyện về phổ biến giống dứa lai mới cho năng suất cao hơn rất nhiều giống dứa nội truyền thống trƣớc đây. Đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ vốn và giống, rất nhiều hộ bắt đầu trồng thử nghiệm loại dứa mới này với hy vọng mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao hơn.
Nhƣ vậy, trong những năm gần đây nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng không còn là chỉ thị, chủ trƣơng chuyển hƣớng phát triển kinh tế của Nhà nƣớc ta nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng, hay chỉ dừng lại ở các cấp chính quyền, các đoàn thể, hiệp hội mà nhu cầu này thực sự đã trở thành tự giác trong phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của ngƣời Dao ở Lục Nan. Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng tiếp tục đi nhanh hơn trong hai, ba năm trở lại đây với việc hỗ trợ vốn của Nhà nƣớc cho các hộ gia đình tạo điều kiện đầu tƣ vào mở rộng diện tích, đa dạng hóa cây trồng.
3.2.3 Chăn nuôi theo xu hướng thị trường
Cùng với sự đổi mới trong trồng trọt, ngành chăn nuôi đang từng bƣớc vƣơn lên tạo sự chuyển biến toàn diện trong nông nghiệp. Nếu nhƣ trong chăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nuôi truyền thống, đại gia súc nhƣ trâu, bò đƣợc quan tâm phát triển hơn, gia cầm, thì trong điều kiện kinh tế mới gia cầm không ngừng vƣơn lên về số lƣợng. Nhìn một cách tổng quan, xét đến cùng cũng là phù hợp với logic trong sự phát triển kinh tế ở đây. Trong kinh tế truyền thống trẻ nhỏ đƣợc xem là đối tƣợng duy nhất đảm trách việc chăn thả trâu thì nay chúng phải cắp sách tới trƣờng. Những bãi cỏ, những nấm đồi hoang trƣớc đây đƣợc dùng vào việc chăn thả đại gia súc nay đã đƣợc phủ kín cây ăn quả. Những chân ruộng trƣớc đây cấy một vụ, vụ còn lại bỏ hoang cho chăn thả trâu nay những chân ruộng này đã cấy đƣợc hai vụ xen một vụ màu đông, luân canh, xen canh không cho đất nghỉ, đất bây giờ là “thước đất thước vàng”. Bởi lý do trên mà địa bàn chăn thả đại gia súc ngày một thu hẹp, yếu tố này tác động trực tiếp đến sự phát triển đại gia súc. Hơn nữa khi khoa học kỹ thuật đƣợc đƣa vào trong sản xuất nông nghiệp, các máy móc thay thế dần sức kéo của trâu thuận lợi hơn, năng suất cao hơn. Phong trào xây dựng làng bản văn hóa ở Bắc Giang đã đƣợc triển khai sâu rộng tới từng làng bản, từng hộ gia đình tạo nên phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới. Những phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan bị đẩy lùi, trong lễ cúng của đồng bào Dao hiện nay không nhất thiết phải có trâu nhƣ trƣớc. Từ tất cả các điều kiện chủ quan cũng nhƣ khách quan kể trên đã hạn chế và thu hẹp dần số lƣợng đàn trâu.
Khi đời sống vật chất đƣợc cải thiện, đồng bào đã có vốn, lúc này ngƣời dân mới có nguồn lƣơng thực dƣ thừa để đầu tƣ vào phát triển tiểu gia súc, gia cầm trong đó lợn và gà đƣợc nuôi phổ biến. Các giống lợn, gà mới có