PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH VIC giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 50 - 55)

1. Đối thủ tiềm ẩn.

Các đối thủ tiềm ẩn hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi có rất nhiều, nhưng nguy hiểm nhất đó là: Các doanh nghiệp sản xuất con giống chăn nuôi vì họ có vốn, có được sự tin tưởng của người chăn nuôi vì thế nếu họ tham gia vào ngành sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và đó là điều mà các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi không hề mong muốn. Đối thủ tiềm ẩn khác cũng không kém phần nguy hiểm đó là các tập đoàn kinh doanh thức ăn chăn nuôi của nước

ngoài chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng với chính sách mở cửa và liên tục hoàn thiện hệ thống luật pháp để kêu gọi đầu tư thì trong tương lai không xa họ sẽ tham gia vào thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Và sẽ rất nguy hiểm cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi còn non trẻ trong nước bởi các đối thủ này có vốn, công nghệ, kinh nghiệm đã được thử thách với nền chăn nuôi công nghiệp phát triển.

2. Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế.

Với đặc tính riêng biệt của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi thì có thể khẳng định sản phẩm thay thế thức ăn chăn nuôi mang tính công nghiệp cho vật nuôi là không có. Sản phẩm thay thế thức ăn chăn nuôi công nghiệp chỉ là những phế phẩm, phụ phẩm thừa trong hoạt động tiêu dùng và sản xuất trong trồng trọt. Bởi vậy, áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế là không có. Sức ảnh hưởng của thức ăn chăn nuôi công nghiệp hoàn toàn tuỳ thuộc vào bản thân chúng. Như vậy chỉ có các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh với nhau về giá và chất lượng.

3. Áp lực về giá của nhà cung cấp

Có thể khẳng định đây là một khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam bởi nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi đó là Đậu tương (chiếm 80% giá trị sản phẩm) chủ yếu được nhập từ 3 nước, đó là: Trung Quốc, Ấn Độ, Argentina. Mặt khác các nguyên liệu đầu vào khác như: Olin, ligin, Premic, … chủ yếu chỉ có ở thị trường EU. Vì vậy mà giá của các nhà cung cấp gây sức ép cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là rất lớn.

Hiện nay, ở nước ta thì các Hiệp hội chăn nuôi bắt tay với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Các doanh nghiệp cung cấp vốn, thức ăn và chuyển giao các phương thức sản xuất mới cho các Hiệp hội chăn nuôi bởi thế nên các Hiệp hội chăn nuôi không hề đấu tranh về giá cho người chăn nuôi. Như vậy có thể kết luận áp lực về giá từ người mua là không có tính hệ thống. Người chăn nuôi hay người mua chỉ có thể biểu hiện qua việc bỏ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp sang dùng sản phẩm thức ăn chăn nuôi truyền thống.

5. Sự cạnh tranh của các Công ty hoạt động trong ngành.

Do đặc trưng về tính vùng của ngành sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi lên có thể nói công ty TNHH TM VIC chỉ gặp phải áp lực cạnh của 3 doanh nghiệp lớn hiện đang có mặt tại thị trưòng miền bắc đó là Pro Con cò, Lái thiêu, CAGINN (một phần nhỏ của chi nhánh của CP Thái). Có thể khẳng định đối thủ lớn nhất của công ty hiện nay ở thị trường thức ăn chăn nuôi miền Bắc đó là Pro Con cò. Đây là doanh nghiệp đã có mặt từ rất sớm ở thị trường thức ăn chăn nuôi (năm 1990) là đại diên của tập đoàn chăn nuôi lớn của Thái Lan tại Việt Nam. Họ không những có tiềm lực tài chính khổng lồ mà còn có được lòng tin của người chăn nuôi Việt Nam. Hiện nay Pro Con cò chiếm khoảng 56% thị trường miền Bắc và 18% thị trường cả nước. Trong đó mặt hàng thức ăn hỗn hợp khoảng 78% và đậm đặc khoảng 21% thị trường miền Bắc. Tuy nhiên do hướng đi của Pro Con cò và công ty VIC khác nhau (một bên thống trị sản phẩm hỗn hợp, còn một đi theo sản phẩm đậm đặc) lên Pro Con cò không phải là đối thủ nguy hiểm nhất của VIC hiện nay. Đối thủ nguy hiểm nhất của VIC hiện nay chính là Lái thiêu. Thành lập cùng năm 1999, sau cùng 7 năm hoạt đông VIC chiếm 41,1% thị trường thức ăn chăn nuôi đậm đặc thì Lái thiêu chiếm khoảng 31% thị

trường này. Lái thiêu hiện nay có khoảng 10% thị trường thức ăn hỗn hợp (VIC chỉ có khoảng 4% thị trường này) và có vẻ như đích ngắm của Lái thiêu cũng giống như VIC là đều nhìn vào thị trường thức ăn đậm đặc. Điều này là dễ hiểu bởi có thể dễ dàng nhận thấy việc cạnh tranh với Pro Con cò trong thị trường hỗn hợp là rất mạo hiểm. Với tiềm lực tài chính và tầm ảnh hưởng trong thị trường thức ăn chăn nuôi gần ngang ngửa VIC có thể nói đây là đối thủ cực kỳ nguy hiểm của VIC. Nếu trong thời gian tới VIC không có những bước tiến mang tính đột phá thì có thể sẽ bị Lái thiêu loại khỏi cuộc chơi. Còn về CAGINN tuy là một công ty liên doanh của Hoa Kỳ ở Việt Nam có tiềm lực tài chinh lớn nhưng do tham gia vào thị trường chưa lâu (cuối năm 2004) lên tầm ảnh hưởng chưa có gì đáng kể, và hướng đi cũng chưa xác định rõ dàng. Tuy nhiên với sự chống lưng về tài chính khổng lồ của công ty mẹ ở Hoa Kỳ, CAGINN sẽ là một đối thủ nặng ký cho bất cứ một doanh nghiệp nào trong ngành sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi Việt Nam vào một thời gian không xa nữa.

Biểu đồ: Thị phần các doanh nghiệp

Nguồn: Phòng thị trường Công ty TNHH TM VIC

* Điểm qua một vài áp lực của các doanh nghiệp lớn

+ Sức ảnh hưởng của thương hiệu:

Với tâm lý tiêu dùng của các vùng, miền khác nhau là khác nhau. Tâm lý chung của người chăn nuôi miền Bắc là tư tưởng hướng nội, tức là tin tưởng vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong nước, còn người chăn nuôi miền Nam lại có tư tưởng hướng ngoại vì thế họ thích dùng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi liên doanh. Bởi thế có thể nhận thấy một cách dễ dàng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi miền Bắc có những thương hiệu và logo rất Việt Nam như: Con cò, con heo vàng, lái thiêu,... và logo đại loại như “chúng tôi là người Việt Nam mong người chăn nuôi Việt Nam có lãi”. Còn đối vơi các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi miền Nam thường có những tên thương hiệu mang tính “Tây” hoá như: Dabaco, AFC,...

Mặt khác do tính không hoàn thiện về mặt pháp lý của thị trường sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi như hiện nay thì người chăn nuôi rất ngại tiếp cận với các sản phẩm có thương hiệu mới. Họ chỉ tin tưởng vào các doanh nghiệp lớn có thương hiệu đã thành danh gắn liền với sản phẩm của họ như: Cám con cò hỗn hợp, cám đậm đặc con heo vàng. Như vậy có thể

kết luận việc thay đổi cơ cấu sản phẩm của các doanh nghiệp là không hề dễ dàng.

+ Áp lực về giá

Hiện nay về mặt giá cả thì thị trường kinh doanh và sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam là rất ổn định (giá một kg hỗn hợp năm 2001 là 3.900 đồng, năm 2005 là 4.100 đồng) chưa có một doanh nghiệp nào trong ngành đủ tầm ảnh hưởng để thay đổi hoặc gây sức ép về giá đối với các doanh nghiệp còn lại trong ngành.

* Ảnh hưởng của các doanh nghiệp nhỏ

Trong thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam hiện nay có khoảng 200 doanh nghiệp thì chỉ có 9 doanh nghiệp lớn còn lại là các doanh nghiệp nhỏ. Như vậy có thể thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ trong ngành là rất lớn, với 16% chiếm lĩnh thị trường thì bình quân một doanh nghiệp nhỏ chỉ có 0,08%. Do đó, nếu các doanh nghiệp nhỏ không có những biện pháp kết hợp với nhau trong sản xuất và kinh doanh thì khó có thể tồn tại trong ngành.

Mặt khác, thương hiệu của các doanh nghiệp nhỏ do hạn chế về vốn nên chưa được quảng bá rộng rãi. Bởi thế người tiêu dùng rất khó chấp nhận sản phẩm của các doanh nghiệp này. Hàng năm trung bình có khoảng 40 doanh nghiệp nhỏ được thành lập mới và cũng khoảng đó doanh nghiệp tuyên bố phá sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH VIC giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w