Đầu tư vào nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm rượu vang của Công ty CPSP thiên nhiên Vinacom (Trang 28 - 31)

II) Thực trạng đầu tư phát triển trong doanhnghiệp nhà nước giai đoạn 2001-

2.4) Đầu tư vào nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ.

Bàn về vai trò của khoa học công nghệ (KHCN) đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ : “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi, khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất.Toàn cầu hoá là một xu hướng khách quan,lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia.”.Chính vì vậy việc đánh giá đúng vai trò của KHCN cũng như như có các phương hướng phát triển cụ thể ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn xã hội nói chung cũng như đối với DNNN nói riêng.

Giai đoạn những năm gần đây từ 2001 – 2005, bản thân các DNNN đã có sự hiểu biết hơn về tầm quan trọng cho hoạt động đầu tư vào lính vực KHCN. Điều đó đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong việc tăng năng suất lao động ở các DNNN.

5 5.5 5.3 8.2 8.2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Phần trăm (%) DNNN CPH DNTN FDI

Tăng năng suất ở Doanh nghiệp

Dựa vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy năng suất lao động của khu vực DNNN có tăng nhưng còn chưa bằng được các khu vực khác, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Điều đó sẽ gây trở ngại rất lớn cho các DNNN trong việc cạnh tranh với các khu vực khác. Một phần là do trình độ của cán bộ công nhân viên còn thấp, phần coàn lại là do sự chậm chạp trong khâu đổi mới công nghệ hay có đổi mới nhưng chưa đi đúng hướng chưa đem lại hiệu quả như mong đợi.

Trong số DN hiện nay, hoạt động đầu tư vào nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tập trung chủ yếu ở các tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.

Thứ nhất, đối với các tổng công ty nhà nước, trong quá trình sắp xếp đổi mới hoạt động của các tổng công ty với DNNN giai đoạn 2003-2005 theo quyết định 125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 12 Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc quản lý trực tiếp của các tổng công ty,với số lượng cán bộ công nhân viên không nhỏ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt đông nghiên cứu triển khai ở các tổng công ty.

Các tổng công ty như: Điện lực, Than, Dệt may, Thuốc lá, Bia- Rượu- Nước giải khát…đã tăng cường đầu tư cho hoạt động KHCN và cũng đã quan tâm đầu tư cho các Viện trực thuộc trên cơ sở giao nhiệm vụ nghiên cứu hàng năm…Nguồn kinh phí này là rất cần thiết và đã khích lệ các tổ chức KHCN,song tỷ lệ còn thấp so với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp.Dựa trên các số liệu báo cáo tổng kết, có rất ít tổng công ty đầu tư cho nghiên cứu KHCN vượt quá 0,25% tổng doanh thu hàng năm, trong khi ở nhiều tập đoàn, công ty sản xuất kinh doanh của các nước, tỷ lệ

này thườn là 5-6%. Mặc dù nhà nước đã dành những ưu tiên nhất định, cố gắng tăng tỷ lệ đầu tư cho KHCN từ nguồn ngân sách nhà nước, năng lực nghiên cứu của nhiều tổ chức KHCN được nâng lên rõ rệt, nhưng việc đầu tư này không đồng đều, tập trung cho các viện trong diên quyết định 782/TTg, tạo ra sự thiếu bình đẳng giữa các Viện nghiên cứu KHCN. Vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhiều tổ chức KHCN thuộc các tổng công ty 90/91 còn ít được quan tâm đầu tư, nên các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu còn thiếu thốn, cũ và lạc hậu. Đội ngũ cán bộ ở chiều viện nghiên cứu có tuổi trung bình cao, đặc biệt là các cán bộ có học vị, có kinh nghiệm trong nghiên cứu và quản lý khoa học. Nhiều cán bộ chưa đáp ứng đợc yêu cầu, kế hoạch lâu dài của đơn vị. Thứ hai, hoạt động nghiên cứu phát triển (NCPT) trong các doanh nghiệp công nghiệp, nơi mà các thành tựu của hoạt động NCPT luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các kết quả nghiên cứu thành phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Đồng thời đây cũng là cơ sở để xây dựng nên hệ thống đổi mới của một quốc gia.

Trong năm 2005, Tổng cục Thống kê đã tiến hành điều tra về các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, nhằm đánh giá đầy đủ hơn về khả năng và tiềm lực KHCN của khối doanh nghiệp công nghiệp, lực lượng tạo ra khoảng 30,3% tổng sản phẩm trong nước (GDP) nói chung. Các số liệu về hoạt động khoa học-công nghệ của các doanh nghiệp cho thấy các nguồn lực (cán bộ nghiên cứu và đầu tư) dành cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp Đây là cuộc điều tra được tiến hành khai thác số liệu về hoạt động khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp lần thứ ba, sau các cuộc điều tra 2000 và 2002, với nội dung tương tự song quy mô lớn hơn, phù hợp với sự phát triển các cơ sở doanh nghiệp trong các năm qua. Trong tổng số 7.580 DN sản xuất công nghiệp được điều tra, chỉ có 293 DN có đầu tư cho nghiên cứu khoa học (NCKH) và đổi mới công nghệ (ĐMCN) - viết tắt chung: ĐTKH, chiếm tỷ trọng 3,86%, giảm so với lần điều tra năm 2002 (6,14%). Trong đó, DN nhà nước: 181/1227, tỷ trọng 14,75% (năm 2002 là 16,4%); DN ngoài quốc doanh: 80/4462, tỷ trọng 1,79% (năm 2002 là 3,4%); DN đầu tư nước ngoài: 32/1891, tỷ trọng 1,69% (năm 2002 là 4,9%) . Đặc biệt, chỉ có 185 doanh nghiệp có đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Trong số này có 107 DN nhà nước, 64 DN ngoài quốc doanh và 14 DN đầu tư nước ngoài. Như vậy số DN có đầu tư cho NCKH chỉ chiếm tỷ lệ 2,44% tổng số doanh nghiệp công nghiệp trong cả nước.

Số lượng doanh nghiệp đầu tư KHCN qua các kỳ điều tra

2000 2002 2004

DN Tỷ trọng(%) DN Tỷ trọng(%) DN Tỷ trọng(%)

DNNN 250 16,74 224 16,36 181 14,75

NQD 85 3,31 156 3,43 80 1,79

ĐTNN 37 4,21 64 4,87 32 1,69

Như vậy có thể thấy tỷ trọng đầu tư của DNNN vào KHCN luôn cao hơn so với hai khu vực còn lại..Bởi lẽ đó, DNNN hay cụ thể hơn là các tổng công ty nhà nước sẽ giữ vai trò vô cùng quan trọng,là đội ngũ tiên phong đi đầu trong việc thúc đẩy và áp dụng KHCN vào mọi mặt của đời sông kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm rượu vang của Công ty CPSP thiên nhiên Vinacom (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w