- Tình trạng cầu của ngành:
Sản phẩm thay thế.
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có khả năng thỏa mản nhu cầu của khách hàng, là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Đặc điểm nổi bật của nó thường có ưu thế lớn hơn sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Đe dọa này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự phân tích, theo dõi thường xuyên những tiến bộ của khoa học công nghệ, trong đó liên quan đến đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Ngoài ra sự thay thế của nhu cầu thị trường cũng là nhân tố quan trọng tạo ra sự đe dọa này. Chúng ta thấy áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường văn hóa, chính trị,
công nghệ các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm, xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng, tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế
cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế : Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình.
Hiện nay ở thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng có 9.000 chợ và hơn 300.000 cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng vẫn đang là nơi mua sắm chính của 84 triệu “thượng đế”. Và hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng độc lập (khoảng 44%). Hàng hóa qua hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi… chỉ mới chiếm khoảng 10%, còn lại là 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng.Như vậy một áp lực mà chúng ta có thể thấy rõ từ sản phẩm thay thế đó là do thói quen của người tiêu dùng Việt Nam từ trước đến nay thường mua hàng hóa, dịch vụ ở các chợ truyền thống hoặc tại các cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng nhỏ. Và để thay đổi được thói quen này không phải chỉ trong ngày một ngày hai. Hơn nữa hiện nay do chưa quen với cách mua sắm trong các siêu thị hiện đại nên trong tâm trí của người tiêu dùng thì những chiếc máy quét mã vạch lần đầu tiên được giới thiệu trên thị trường, người dân đã phản ứng tiêu cực vì họ cho rằng hàng hoá sẽ không còn các mác giá (price tag) đính kèm và người bán hàng có thể tính giá cao lên khi thanh toán.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay thương mại điện tử đang ngày càng phát triển, với những ưu thế của nó có thể thay thế cho sự tồn tài của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng trên thị trường. E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong
bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”). Những lợi ích của thươngmại điện tử (TMĐT) đó là:
• TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác
• TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất
• TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
• TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.
• TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
• Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
Chính vì những ưu thế vượt trội trên của thương mại điện tử nên hiện nay nó là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng. Đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thường xuyên đổi mới cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng.
2.3. Đánh giá môi trường ngành kinh doanh.
Các yếu tố cạnh tranh Các giá trị có thể là
tăng sự cạnh tranh trong một ngành.
(1) Sức mạnh trong thương lượng của người mua. ( thấp)
Mức độ tập trung của người mua thấp
Tỷ lệ chi phí sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trong tổng chi phí của người mua.
thấp
Mức độ quan trọng của sản phẩm và dịch vụ được cung cấp đối với người mua.
Cao
Các khả năng công nghệ và tài chính kết hợp dọc của người mua
thấp
Sự minh bạch thị trường đối với người mua thấp
(2) sức mạnh trong thương lượng của các nhà cung cấp.
( Cao)
Mức độ tập trung của nhà cung cấp Cao
Tỷ lệ chi phí sản phẩm dịch vụ được cung cấp trong tổng chi phí trả cho người cung cấp.
thấp
Khả năng công nghệ và tài chính để kết hợp dọc của nhà cung cấp.
Cao
Sự minh bạch thị trường đối với nhà cung cấp Cao
(3) nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các đối thủ mới gia nhập
( rất cao )
Xâm nhập các kênh phân phối Dễ
Long trung thành của khách hàng với doanh nghiệp thấp
Chi phí khi chuyển đối nhà cung cấp của khách hàng
thấp
Vốn cần có của các đối thủ mới gia nhập thấp
Lợi thế chi phí tuyệ đối của các doanh nghiệp trong nước
Thấp
Các yêu cầu và hạn chế về pháp lý hiện tại thì cao nhưng
sẽ hạ thấp trong năm tới.
(4) Nguy cơ từ dịch vụ thay thế (Đang cao dần)
Hiệu quả của các dịch vụ thay thế Đang tăng dần
Chi phí của các sản dịch vụ thay thế Cao hơn chi phí của ngành
( 5) Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại
( Thấp )
Số lượng doanh nghiệp hiện tại trong ngành Nhỏ Các cam kết thị trường giữa các doanh nghiệp hiện
tại
Không tồn tại
Phân khúc khách hàng với các nhu cầu đặc biệt Không đáng kể
Tăng trưởng thị trường Mạnh
Các đầu tư đặc thù của ngành Thấp
3. Phân tích SWOT các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt nam hiện nay. Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Phối hợp OS Phối hợp OW Nguy cơ (T) Phối hợp TS Phối hợp TW
Phối hợp OS: Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.
Phối hợp TS: Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.
Phối hợp OW: Doanh nghiệp tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu.
Phối hợp TW: Doanh nghiệp cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ.