III/ Đánh giá tổng quát thực trạng kinh doanh xuất khẩu rau quả và các chính sách đã ban hành.
2. Xu hướng của thị trường rau quả xuất khẩu thời gian tớ
Theo công trình nghiên cứu của hãng Robo banhk (Hà Lan), nhập khẩu quả trên thế giới ước tính đạt 23 tỷ USD, trong đó thị trường EC chiếm 54% tương đương 12,42 tỷ USD, thị trường Mỹ khoảng 2,5 tỷ USD, Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: ở nhiều nước công nghiệp phát triển, có xu hướng tăng tiêu thụ quả đặc sản ngoại và nhập ngoại, giảm tiêu thụ quả ở địa phương.
Theo tài liệu của FAO, các nhà nghiên cứu đã theo rõi và rút ra một số đặc điểm nổi bật về thị trường tiêu thụ rau quả trên thế giới:
+ Người tiêu dùng muốn sử dụng rau quả "sạch", sản xuất theo công nghệ mới chỉ dùng phân hữu cơ, hạn chế tối đa dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu.
+ Rau quả phải sạch sẽ, tươi ngon, được trình bày đẹp, được bao gói cẩn thận, có ghi đặc điểm, hàm lượng dinh dưỡng, có hướng dẫn cách dùng.
+ rau quả có màu sắc, hình thức đẹp, hấp dẫn người mua, dễ tiêu dùng và còn dùng để trang trí.
+ Người tiêu dùng ngày càng ưa thích nước rau quả ép nguyên chất không pha đường, không có phụ gia, thích các đồ uống pha chế trên cơ sở nước quả nguyên chất tạo hương vị nước quả hấp dẫn,
Do sự biến động dân số trên thế giới ngày càng tăng nên việc sản xuất và tiêu dùng rau quả vẫn có chiều hướng tăng liên tục
Qua nghiên cứu các tài liệu về thị trường tiêu thụ rau quả trên thế giới có thể dự báo xuất khẩu rau quả thời gian tới như sau:
Thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường rộng lớn, đặc biệt các tỉnh phía Nam Trung Quốc, nơi có chung trên 1.400 km đường biên kéo dài từ phía Đông (tỉnh Quảng Ninh) đến phía Tây (tỉnh Lai Châu), tiếp giáp giữa 6 tỉnh của Việt Nam, có trên 250 triệu người, Hiện nay, quan hệ giữa hai nước đã và đang bước vào thời kỳ bình thường hóa và mở cửa, giao lưu kinh tế giữa hai nước sau nhiều
năm bị đóng cửa nay đang có những chuyển biến tích cực. Về mặt địa lý, thị trường Trung Quốc rất gần với nước ta, có nhiêu thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường sông, đường biển.
Dự báo thời gian tới, thị trường Trung Quốc sẽ tiêu thụ những sản phẩm rau quả sau đây của Việt Nam: chuối tiêu, vải thiều, nhãn lồng, xoài và các loại rau như dưa chuột,cải bẹ, xalat, ớt bột và đồ hộp nước quả đông lạnh như dứa, dưa chuột, vải, chôm chôm và những sản phẩm đa dạng khác.
Thị trường các nước SNG và EU
SNG là thị trường có quan hệ buôn bán rau quả với nước ta từ lâu. Sau năm 1989 do có biến động về cơ chế, kim ngạch trao đổi xuất khẩu giữa hai nước bị giảm sút. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả và sản phẩm chế biến từ rau đã tăng lên. Theo đánh giá của Tổng công ty rau quả Việt Nam thì "Nga vẫn là thị trường rau quả lớn nhất của Tổng công ty". Triển vọng, đây vẫn là thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ với số lượng lớn rau quả ở nước ta. Với thuận lợi cơ bản là thời vụ hai nước chéo nhau nên nhu cầu tiêu thụ lớn, thêm vào đó hai bên có sự hiểu biết và có quan hệ buôn bán thường xuyên từ lâu. Về mặt địa lý, tuy có xa cách, song hàng hoá có thể vận chuyển dễ dàng bằng đường biển, đường sắt với chi phí vận chuyển thấp. Mặt khác, hàng rau quả có thể tiêu thụ nhiều là khoai tây, bắp cải, hành tây, một số rau vụ Đông khác, chuối tươi, chuối sấy và đồ hộp, nước quả đông lạnh.
Theo dự báo của tiến sỹ Denis Loeillet (chuyên gia về tiếp thị trái cây nhiệt đới của CIRAD- FLHOR, Pháp): Châu Âu hiện tiêu thụ khoảng 250.000 tấn dứa và 13.000 tấn trái vải mỗi năm. Đây là hai mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng sản xuất, có thể cạnh tranh được với Thái Lan và Malaysia nếu giá cả và chất lượng tốt. Ngoài hai mặt hàng dứa và vải, thanh long và măng cụt cũng có nhiều triển vọng xuất khẩu. Tuy nhiên, thị trường này có tiêu chuẩn chất lượng riêng cho trái cây rất cao, đòi hỏi nhà kinh doanh xuất khẩu trái cây Việt Nam cần tăng cường đầu tư tiếp thị, tăng cường hợp tác liên doanh, nhằm tranh thủ hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, thông tin thị trường để nâng cao năng suất chất lượng và thu nhập.
Thị trường Mỹ
Từ tháng 7 năm 1995, Việt Nam và Mỹ đã chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiến trình cải thiện các mối quan hệ, trong đó có quan hệ về kinh tế. Mỹ là thị trường rộng lớn với trên 250 triệu dân, đặc biệt số dân Châu Á sống ở Mỹ rất đông, riêng cộng đồng người Việt Nam sống ở Mỹ vào khoảng 1 triệu người. Mấy năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả đã tăng lên. Tuy nhiên, xuất khẩu được rau quả sang thị trường Mỹ là hết sức khó khăn vì thị trường Mỹ có những yêu cầu khắt khe về chất lượng và giá bán cũng không cao. Từ khi hiệp định Thương mại Việt-Mỹ giữa hai nước được ký kết, ta được hưởng quy chế tối huệ quốc, thuế nhập khẩu vào thị trường này giảm xuống tạo cơ hội cho rau quả Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này với kim ngạch ngày càng lớn. Sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ có thế là sản phẩm đồ hộp, nước quả đông lạnh như dứa, dưa chuột, vải, chôm chôm, xoài, thanh long và sản phẩm rau quả sấy, muối (chuối sấy, dưa chuột muối, nấm muối).
Thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore
Thị trường các nước trên là thị trường có phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, có nhu cầu tiêu thụ rau quả bình quân một năm hàng triệu tấn. Từ năm 1994, các nước này bắt đầu quan hệ buôn bán rau quả với nước ta, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ổn định. Tương lai, đây là thị trường có triển vọng tiêu thụ rau quả với khối lượng lớn do có sức mua cao nhưng thiếu đất, thiếu lao động, bị thu hút vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, bao bì mẫu mã đẹp mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Mặt hàng tiêu thụ chủ yếu là: các loại rau vụ Đông, dưa chuột dầm dấm, dưa chuột muối, rau quả sấy, rau tươi, vải, dứa, thanh long.