NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM TRONG KẾ HOẠCH HÓA

Một phần của tài liệu Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chương trình sản xuất của Cty Cổ phần Tràng An (Trang 34)

nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động và ảnh hưởng về mặt tích cực hay tiêu cực tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Những mặt tích cực hay tiêu cực nằm trong đó chúng ta phải nêu rõ và đánh giá một cách cụ thể.

IV. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM TRONG KẾ HOẠCH HÓA CỦA CÔNG TY CỦA CÔNG TY

1. Ưu điểm

−Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2005, công ty lắp đặt thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Sự đổi mới này phù hợp với các nguồn năng lực công ty hiện có và nó đã mang lại hiệu quả thiết thực như đưa năng suất lên gần 4000 tấn/năm. Đến năm 2007 công ty có thêm dây chuyền sản xuất bánh mỳ nên tổng sản lượng đã vượt 4000 tấn/năm.

−Nhờ áp dụng chính sách đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng chất lượng công ty đã đưa vào sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới, những sản phẩm này bước đầu cũng đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

2. Những tồn tại:

−Các phương thức huy động vốn mới công ty áp dụng không mấy hiệu quả, công ty vẫn đang ở tình trạng thiếu vốn trầm trọng.

−Giá bán sản phẩm cao: So với một số công ty sản xuất bánh kẹo như: công ty Bánh kẹo Hải Hà, Hải Châu,… thì giá bán sản phẩm của công ty còn ở mức cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

−Hiệu suất sử dụng lao động chưa cao, sinh lời lao động bình quân còn thấp, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.

−Hiệu suất sử dụng máy móc ngày càng kém hiệu quả, độ chính xác thấp, chất lượng sản phẩm sản xuất hầu như còn kém.

Những tồn tại trên tuy công ty đã có nhiều điều chỉnh qua các năm nhưng hiện nay vẫn chưa được khắc phục và mang lại hiệu quả. Trong thời gian tới công ty cần tập trung hơn nữa trong việc bố trí và sử dụng tốt những năng lực này.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

−Công ty còn thiếu vốn trầm trọng dẫn tới chậm đổi mới máy móc thiết bị. Các hình thức huy động vốn còn kém. Công ty chưa chủ động trong việc sản xuất kinh doanh.

− Đầu tư máy móc thiết bị hàng năm chưa đồng bộ. Số thiết bị hiện đại có nhưng không đáng kể. Những máy móc cũ kĩ từ những năm 70 vẫn còn được sử dụng. Mặt khác nguồn gốc trang thiết bị của công ty chủ yếu nhập từ những nước khác nhau như: Ba Lan, Trung Quốc, Pháp,…

−Với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn cả về thị trường về mặt hàng, tuy nhiên lực lượng cán bộ làm công tác marketing, chiêu thị của công ty chủ yếu là trẻ tuổi, vừa mới tốt nghiệp nên công ty khó theo sát được thị trường, do vậy công tác nghiên cứu thị trường của công ty không đạt hiệu quả.

−Việc tổ chức nhân sự của công ty còn thiếu hợp lý, sự phối hợp sản xuất giữa các phòng ban chất lượng còn kém làm tốn thời gian và chi phí thực hiện.

Nguyên nhân khách quan

−Hiện nay thị trường bánh kẹo nước ta có sự tham gia của nhiều công ty trên thị trường, cũng có nghĩa là có rất nhiều đối thủ cạnh tranh ở mọi hình thức về giá cả, mẫu mã sản phẩm lẫn chất lượng và phân phối dịch vụ. Do vậy việc cạnh tranh với các đối thủ là rất khó khăn.

−Giá nguyên liệu ngày càng tăng trong khi giá bán sản phẩm của công ty không tăng đáng kể. Lợi nhuận thấp công ty phải hạn chế sản xuất một số loại sản phẩm có giá thành cao.

Phát hiện ra những nguyên nhân trên sẽ là cơ sở cho công ty có thể khắc phục những nhược điểm của mình. Em mong rằng với những kết quả mà em đã tìm hiểu được về công ty trong suốt thời gian thực tập sẽ có ích cho kế hoạch hóa của công ty ngày càng tốt hơn.

V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY

Để xây dựng kế hoạch sản xuất cần phải dựa trên những thông tin chủ yếu như: dự báo từ mức tiêu thụ sản phẩm trong kỳ kế hoạch; những đơn đặt hàng của khách hàng chưa được thỏa mãn trong kỳ kế hoạch trước; các đơn hàng khách hàng đã ký hoặc dự kiến sẽ ký cho kỳ kế hoạch; số lượng sản phẩm tồn kho; số lượng sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất sẽ được hoàn

thành trong kỳ kế hoạch; năng lực sản xuất của toàn doanh nghiệp và của từng bộ phận của doanh nghiệp; số lượng lao động có thể huy động trong kỳ kế hoạch; các thông tin về chi phí sản xuất, chi phí về dự trữ sản phẩm cũng như các loại nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, chi phí về những thiệt hại do không đáp ứng được kịp thời nhu cầu của khách hàng…

1. Hiệu quả sử dụng lao động

Năng suất lao động là một trong những nhân tố quyết định tính hiệu quả và cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Năng suất lao động càng cao thì chi phí của một đơn vị sản phẩm càng thấp. Chi phí thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lượng vốn cần huy động để hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Thực trạng về tình hình sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Tràng An thể hiên qua các chỉ tiêu về năng suất lao động, mức sinh lời bình quân một lao động qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình sử dụng lao động của công ty những năm gần đây Chỉ tiêu ĐV 2003 2004 2005 2006 2007 1.Giá trị tổng sản lượng Tr.đồng 42.386 48.60 2 53.45 8 67.59 5 93.281 2.Số lao động Người 394 415 369 440 535

3.Năng suất lao động Tr.đ/người 108 117 145 154 174

4.Thu nhập bình quân Ng.đ/người

/tháng 1.153 1.280 1.477 1.567 1.850

(Nguồn: Phòng TCNS – Công ty Cổ phần Tràng An)

Qua bảng số liệu trên ta thấy năng suất lao động bình quân đầu người của công ty Cổ phần Tràng An qua mấy năm gần đây tăng lên rất cao, từ năm 2003 là 42.386 triệu đồng đến nay đã lên đến 93.281 triệu đồng. Sự tăng cao của năng suất lao động những năm 2003 đến 2007 là do sự tăng lên đồng thời khá nhanh của giá trị tổng sản lượng. Như vậy với cách bố trí lao động như hiện nay công ty hiệu quả sử dụng lao động mang lại giá trị sản lượng cho công ty là khá cao. Tuy nhiên với công nghệ tiên tiến hiện nay thì quản lý và đào tạo lao động luôn được diễn ra song song và ảnh hưởng tới việc thực hiện sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất thực hiện tốt kế hoạch mà vẫn mang lại hiệu quả cho công ty.

Cùng với sự tăng lên của tổng sản lượng và năng suất bình quân mỗi lao động, trong mấy năm vừa qua công ty cũng đã nỗ lực để tăng tiền lương cho người lao động. Thu nhập bình quân tăng thể hiện sự quan tâm của công ty đến đời sống của công nhân viên trong toàn công ty, đời sống của họ ngày càng được nâng cao. Qua các chỉ tiêu về năng suất lao động có thể cho thấy tình hình sử dụng lao động vào sản xuất của công ty hiện nay khá ổn định. Để cho công tác sản xuất tiếp tục diễn ra liên tục, quản lý việc sử dụng công nhân viên là không thể lơ là. Vì vậy, đào tạo, phân công và quản lý lao động tốt là

điều kiện đảm bảo cho công nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chương trình sản xuất được thực hiện đúng tiến độ, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.

2. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

Một trong những điều kiện chủ yếu để hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch sản xuất là việc cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng phải được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ, đúng phẩm chất và đúng thời gian.

Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. Nghĩa là, nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ứ đọng vốn và do đó, sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Nhưng ngược lại nếu cung cấp không đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất, kinh doanh. Thực tế cho thấy: các doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, phần lớn là do thiếu nguyên vật liệu.

Một trong những yêu cầu khác của nguyên vật liệu là phải đảm bảo tính đều đặn, đúng thời hạn, đúng chủng loại theo các hợp đồng hoặc theo các kế hoạch. Tuy nhiên, cầu về nguyên vật liệu hàng hóa về một thời kỳ kế hoạch không được cung ứng một lần mà phải chia ra làm nhiều lần cung ứng với số lượng xác định. Về nguyên tắc, số lần và lượng cung ứng ở mỗi lần cụ thể do tốc độ sản xuất sản phẩm, các thông số về kho tàng và lưu kho, diễn biến và dự báo về tình hình cung ứng, giá cả nguyên vật liệu trên thị trường quy định. Dự trữ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất. Nguyên vật liệu dự trữ bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, công cụ lao động nhỏ hiện có ở doanh nghiệp, đang chờ đợi để đưa vào tiêu dùng cho sản

xuất sản phẩm. Dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất là một yêu cầu tất yếu khách quan.

Đại lượng dự trữ cho sản xuất phụ thuộc rất nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đại lượng dự trữ vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp là:

−Lượng vật tư tiêu dùng trong một ngày đêm. Số lượng này phụ thuộc vào quy mô sản xuất, mức độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp và phụ thuộc vào mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.

−Tình hình tài chính của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp có bán và thu được tiền bán hàng hay không?

−Trọng tải và tốc độ của các phương tiện vận chuyển.

−Tính chất và thời vụ sản xuất của doanh nghiệp.

−Thuộc tính tự nhiên của các loại vật tư.

Nhưng một yêu cầu rất quan trọng trong định mức tiêu hao nguyên vật liệu của một công ty tồn tại khá lâu như Tràng An là tính đến chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ta so sánh chi phí nguyên vật liệu với giá trị của sản phẩm hoàn thành:

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong những năm gần đây

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 1.Tổng giá trị sản lượng Tr.đ 42.38 6 48.60 2 53.45 8 67.59 5 93.281 2.Tổng chi phí NVL tiêu dùng Tr.đ 27.55 1 31.59 1 38.03 0 46.97 0 66.820 3.Tỉ lệ giá trị NVL trong tổng sản lượng % 65 65 71 69 72

(Nguồn: Phòng KHSX – Công ty Cổ phần Tràng An)

Bảng cho thấy chi phí nguyên vật liệu tăng lên qua các năm, từ 27.551 triệu đồng năm 2003 lên 66.820 triệu đồng vào năm 2007, bằng 232% so với năm 2003. Trong khi đó tổng giá trị sản phẩm hoàn thành cũng tăng nhưng mức tăng năm 2007 so với năm 2003 với con số từ 42.386 triệu đồng lên 93.281 triệu đồng, chỉ đạt 220%. Như vậy giá trị nguyên vật liệu sử dụng đã tăng nhanh hơn so với giá trị sản phẩm hoàn thành. Mặt khác do nguồn tài chính phân bổ cho nguyên vật liệu là có hạn, mà các doanh nghiệp trong ngành hiện nay đang cạnh tranh với chiến lược giá rẻ. Việc tìm nguồn nguyên liệu với giá thành hợp lý trong tình hình hiện nay là rất khó, điều này ảnh hưởng đến công tác thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Nguồn tài chính hạn hẹp doanh nghiệp sẽ không cung ứng đủ nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng tới chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch sản xuất của công ty.

Năm 2007, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của sự biến động giá lớn. Nguyên liệu sản xuất chính, nhiên liệu tăng giá mạnh và nguồn cung ứng trở nên khó khăn như: các loại hạt, bột ngũ cốc tăng từ 15-60%, sữa tăng 30%, dầu thực vật tăng 20%, đường tăng đột biến 40% trong hai tháng cuối năm, bao bì các loại tăng 10-20%, nhiên liệu tăng giá mạnh trong khi giá bán sản phẩm trong năm tăng không đáng kể.

Với mức giá tăng nguyên liệu đầu vào như hiện nay doanh nghiệp phải chịu sức cạnh tranh lớn với các nhà cung ứng. Như vậy trước mắt với mức vốn hạn hẹp của doanh nghiệp, lượng dự trữ của doanh nghiệp có thể phải giảm đi một lượng so với các năm trước đó, với khả năng này doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn trong việc cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng đủ cho sản xuất khi có nhu cầu tăng. Về lâu dài doanh nghiệp cần phải tìm ra biện pháp tháo gỡ khó khăn này bằng cách tìm ra những lợi thế khác để có thể đứng vững được trên thị trường, đảm bảo cho kế hoạch sản xuất không bị gián đoạn trong khi sản phẩm của doanh nghiệp vẫn có nhu cầu.

3. Hiệu quả huy động vốn

Vốn là chìa khóa để mở rộng và phát triển kinh tế. Mọi doanh nghiệp đều nỗ lực để huy động được một lượng vốn nhất định trước khi quyết định thực hiện một mục tiêu nào đó. Song việc tìm kiếm nguồn vốn đó như thế nào thì doanh nghiệp còn phải dựa vào các nguồn cung ứng vốn. Đảm bảo nguồn vốn là cơ sở cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu của mình. Do vậy, xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất cũng rất cần nguồn tài chính yểm trợ. Trong thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vì thiếu vốn nhưng Công ty cổ phần Tràng An do hoạt động kinh doanh trong những năm qua có hiệu quả nên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng hàng năm.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỉ trọng các loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của từng nguồn vốn cụ thể. Qua đó đánh giá khả năng tự đảm bảo độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Bảng 2.7: Đánh giá nguồn vốn sử dụng của công ty

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1.Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 20.245 22.074 23.785 27.383 28.308 Tỉ trọng % 47 47 44 41 39 2.Vay ngắn hạn Tỷ đồng 16.331 16.794 19.557 23.080 29.228 Tỉ trọng % 38 35 36 36 41 3.Vay từ nguồn khác Tỷ đồng 6.172 8.517 10.678 14.661 14.625 Tỉ trọng % 15 18 20 23 20 4.Tổng Tỷ đồng 42.748 47.385 54.020 63.387 72.161

So với năm trước % 111 114 117 114

(Nguồn: Bộ phận kt-TC – Công ty Cổ phần Tràng An)

Qua bảng 4.1 chúng ta có thể thấy rằng nguồn vốn của công ty đã tăng lên qua các năm. Năm 2003 vốn của công ty từ 42.748 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 72.161 triệu đồng, tốc độ tăng vốn trung bình 14%, chứng tỏ công ty đã

thực hiện tốt công tác huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Với nguồn vốn huy động được khá cao như hiện nay, công ty không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm vì thế không ngừng tăng lên, từ năm 2005 là 20.245 triệu đồng đến năm 2007 là 28.308 triệu đồng, kết hợp với khả năng huy động vay từ các nguồn khác. Qua các năm nguồn vốn vay tăng lên nhưng tính chung thì sự huy động thêm nguồn vốn của công ty một phần lớn cũng nhờ sự tăng lên của vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu vẫn đang chiếm tỉ lệ cao trong tổng nguồn vốn của công ty cho thấy hiện tại doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng tự đảm bảo về

Một phần của tài liệu Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chương trình sản xuất của Cty Cổ phần Tràng An (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w