TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chương trình sản xuất của Cty Cổ phần Tràng An 1 (Trang 28 - 32)

1. Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty

Nghiên cứu tình hình sản xuất sản phẩm của công ty trong những năm qua cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về tốc độ tăng trưởng trong sản xuất các mặt hàng. Đo lường được tốc độ tăng trưởng của sản phẩm chúng ta sẽ biết được quy mô sản xuất của doanh nghiệp như thế nào.

Bảng 2.1: Sản lượng mặt hàng sản xuất của công ty năm 2003 - 2007

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004Sản lượng sản xuất2005 2006 2007

1.Kẹo mềm Tấn 715 777 740 973 1040

Tỉ lệ so với năm trước % 109 95 131 107

2.Kẹo cứng Tấn 501 575 558 513 478

Tỉ lệ so với năm trước % 115 97 92 93

3.Bánh quy Tấn 137 282 412 458 590

Tỉ lệ so với năm trước % 206 146 111 129

4.B.quế kem Tấn 229 247 370 413 506

Tỉ lệ so với năm trước % 108 150 112 123

5.Snack Tấn 514 557 787 953 1050

Tỉ lệ so với năm trước % 108 141 121 110

6.Bánh Pháp Tấn − − 58 247 460

Tỉ lệ so với năm trước % 526 186

7.Bánh mỳ Tấn − − − − 570

Tỉ lệ so với năm trước %

Tổng Tấn 2.096 2438 2.925 3.557 4.694

Tỉ lệ so với năm trước % 116 120 121 132

(Nguồn: Phòng KHSX – Công ty Cổ phần Tràng An)

Các số liệu trong bảng 2.2 cho thấy trong suốt 5 năm qua tổng sản lượng sản xuất của công ty Cổ phần Tràng An không ngừng tăng lên. Từ 2.096 tấn năm 2003 hiện nay công suất sản xuất của công ty đã tăng lên 4.694 tấn, tốc độ tăng trung bình 122%/năm. Hai năm gần đây tốc độ tăng nhanh, năm 2006 tăng 21%, 2007 tăng 32%.

Kẹo cứng là mặt hàng truyền thống của công ty, bao gồm: kẹo caramen béo, hoa quả, kẹo sữa… Mỗi loại sản phẩm kẹo cứng có hương vị khác nhau

phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng. Kẹo cứng có nhân lần đầu tiên sản xuất ở Việt Nam tại Công ty cổ phần Tràng An với dây chuyền sản xuất nhập từ Ba Lan. Nó có đặc trưng về mùi thơm, giòn, dễ ăn, hương vị hài hòa. Tuy nhiên vì đây là dây chuyền sản xuất lâu đời nên thị trường kẹo cứng hiện tại đang bị các dây chuyền sản xuất kẹo cứng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh quyết liệt. Nhìn vào bảng số liệu về kẹo cứng trên ta thấy sản lượng kẹo cứng sản xuất giảm trong suốt mấy năm gần đây, từ 575 tấn năm 2004 đến 2007 mức sản xuất chỉ còn 478 tấn.

Hiện nay trong công ty, kẹo mềm chiếm ưu thế hơn về số lượng và chất lượng về sản phẩm kẹo. Các chủng loại kẹo mềm bao gồm: kẹo mơ, sữa, chewy, dừa, cốm… Kẹo mềm rất thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng. Cũng như kẹo cứng, hầu hết các dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng đã được công ty đầu tư cách đây nhiều năm, nên lượng sản phẩm bán ra cũng không tăng nhiều, có năm còn sụt giảm như năm 2005 sản lượng là 777 tấn, đến năm 2006 chỉ còn sản xuất 740 tấn, chỉ tiêu đạt 95,2% so với năm 2005. Tuy nhiên do vài năm gần đây công ty đã cải tiến máy móc và thay thế một số hương liệu sản xuất nên sản phẩm kẹo sản lượng kẹo mềm bán ra đã tăng trở lại. Năm 2007 mức sản lượng cần sản xuất đã lên tới 1040 tấn.

Các dây chuyền sản xuất bánh thì có nhiều biểu hiện tích cực hơn. Khác với các loại kẹo, bánh ít ngọt nên khách hàng dễ chấp nhận. Vả lại bánh có nhiều hương vị nổi bật gây cảm giác rất hấp dẫn. Các loại bánh trong công ty đó là: bánh quy, bánh quế kem, bánh Pháp và Snack. Các số liệu trong bảng cho thấy sản lượng sản xuất các loại bánh này tăng lên qua các năm. Bánh quy thì tăng đều qua các năm, sản lượng tăng từ 137 tấn năm 2003 lên đến 590 vào năm 2007. Riêng với bánh quế kem và Snack tốc độ sản lượng sản xuất tăng nhanh. Bánh quế kem năm 2003 sản lượng là 229 tấn thì đến năm 2007 là 506 tấn. Snack mức sản lượng sản xuất hiện nay là rất lớn. Con số đó

vài năm gần đây là hơn 900 tấn/năm, chỉ tiêu từ năm 2004 đến năm 2007 lần lượt đạt 108%; 141%; 121%; 110%, các con số đều dương và có sản lượng sản xuất đang chiếm tỉ lệ rất lớn. Đặc biệt hiện nay thị trường bánh Pháp đang tăng lên rất nhanh. Qua 3 năm sử dụng dây chuyền vào sản xuất con số sản lượng sản xuất giờ đây đã lên tới 460 tấn (năm 2007). Theo kết quả dự báo cho thị trường này thì doanh số bán ra của sản phẩm trong năm tới có thể còn cao hơn nhiều nên dự định năm tới công ty vẫn tích cực sản xuất cho loại sản phẩm này. Ngoài ra từ năm 2007 này vừa áp dụng thêm một dây chuyền sản xuất bánh mỳ. Loại sản phẩm này vừa tung ra thị trường nhưng sản lượng sản phẩm bán được là không nhỏ. Trong mấy tháng 2007 sản lượng sản xuất cho thị trường là 570 tấn. Sản phẩm đã bắt đầu được công ty liệt vào danh sách sản phẩm cạnh tranh của công ty.

Nhìn chung, qua bảng biểu về tình hình sản xuất của doanh nghiệp chúng ta có thể thấy tốc độ sản xuất các loại bánh và Snack tăng trong khi đó thì các loại kẹo, đặc biệt là một số loại kẹo cứng sản xuất hàng năm có vẻ giảm đi. Phân tích tình hình sản xuất của công ty cho chúng ta nhận biết được khả năng sản xuất của công ty về các mặt hàng. Có như vậy sản xuất mới có kế hoạch phân bổ chương trình sản xuất hợp lý mà không vượt quá so với khả năng thực tế của công ty. Với tình hình sản xuất như hiện nay thì công ty vẫn có một số dây chuyền vẫn còn có thể khai thác thêm. Tuy nhiên công ty cũng cần xem xét nguyên nhân của giảm sút của thực trạng hiện tại.

2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty

Quá trình lập kế hoạch sản xuất phải tính toán cân đối nhiều lần giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; cân đối giữa nhiệm vụ sản xuất và khả năng bảo đảm các yếu tố sản xuất như: vốn, sức lao động, nguyên vật liệu, khả năng máy móc thiết bị và diện tích sản xuất,…; cân đối giữa nhu cầu sản phẩm mà

thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

Bảng 2.2: Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chính những năm gần đây:

Sản phẩm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 1.Kẹo mềm Tấn 702 785 716 990 1025 2.Kẹo cứng Tấn 480 580 545 520 468 3.Bánh quy Tấn 126 270 420 442 585 4.Bánh quế kem Tấn 232 235 356 425 510 5.Snack Tấn 500 535 790 960 944 6.Bánh Pháp Tấn − − 52 230 465 7.Bánh mỳ Tấn − − − − 530 Tổng Tấn 2.040 2.405 2.879 3.567 4.527

(Nguồn: Phòng KHSX – Công ty Cổ phần Tràng An)

Như vậy, sản lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường chính là một trong các căn cứ để hoạch định sản xuất sản phẩm và đó là một trong các yếu tố cơ bản để cân đối theo mô hình “cân bằng động”. Sự biến động của thị trường về nhu cầu cơ bản quyết định quy mô, cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.

Thống kê các chỉ tiêu từ bảng 2.2 ta thấy tình hình tiêu thụ các loại bánh và Snack tăng lên qua các năm nhưng tổng sản lượng kẹo thì vẫn còn bấp bênh, vẫn tăng nhưng mức tăng không đáng kể, năm 2005 còn giảm đi so với năm trước đó. Tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty Cổ phần Tràng An thì mặc dù cũng tăng qua các năm (từ 2.040 tấn năm 2003 lên 4.527 tấn năm 2007), nhưng so với thị trường sau đây thì mức độ này vẫn còn rất nhỏ.

So sánh nhu cầu thực tế so với thực trạng sản xuất của các công ty về các mặt hàng sản phẩm, sản xuất luôn có khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường về các mặt hàng có trong danh mục. Vì vậy việc cần thực hiện của công ty lúc này là thúc đẩy khả năng tiêu thụ bằng để sản lượng sản xuất trong tương lai của công ty tiếp tục tăng lên. Đồng thời công ty có thể tạo ra những sản phẩm đặc biệt để sản lượng tiêu thụ còn lên cao hơn nữa.

Bảng 2.3: cơ cấu sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các thành phần doanh nghiệp ngành sản xuất bánh kẹo.

Khu vực cung cấp 2005 2006 2007 Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % 1.Doanh nghiệp nhà nước 50130 42,1 52760 39,5 56250 37,5

2.Công ty liên doanh 16313 13,7 17887 13,4 19729 13,2

3.Các thành phần kinh tế khác

35484 29,8 37833 28,3 41418 27,6

4.Nhập khẩu 17147 14,4 25203 18,8 32528 21,7

Tổng cộng 119074 100 133683 100 149925 100

So với năm trước 112,3 112,1

C.ty Cổ phần Tràng An 2.879 2,4 3.567 2,7 4.527 3,0

(Nguồn: Phòng Mar và BH – Công ty Cổ phần Tràng An)

Căn cứ vào sản lượng tiêu thụ của các của các kỳ trước chúng ta thấy vẫn có sự biến động về sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng. Tuy nhiên chúng ta cần thấy rõ nguyên nhân của sự biến động này, là do sự cạnh tranh của thị trường bánh kẹo hiện nay là rất lớn. Bảng 1.1 ta thấy sản lượng trên thị trường bánh kẹo toàn quốc là rất lớn.

Kết quả bảng 2.3 chúng ta có thể thấy tổng sản lượng tiêu thụ của công ty tuy tăng lên qua từng năm nhưng vẫn còn nhỏ so với thị trường, chỉ chiếm 3% (năm 2007) trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn có khả năng chiếm lĩnh thị trường rất lớn (37,5%). Do vậy, định hướng của công ty sẽ mở rộng thêm thị trường tiêu thụ trong mấy năm tới.

Một phần của tài liệu Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chương trình sản xuất của Cty Cổ phần Tràng An 1 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w