Trong những năm qua, Tổng công ty đã xuất khẩu được nhiều mặt hàng Rau quả tươi: bắp cải, khoai tây, hành, tỏi, dứa, thanh long, vải,... Rau quả xuất khẩu dưới dạng tươi ngoài việc cần có giống tốt đảm bảo chất lượng, màu sắc, hương vị phù hợp yêu cầu của khách hàng đời hỏi còn có đầu tư vốn lớn như thiết bị làm lạnh tiên tiến bảo đảm rau quả không bị mất nước, kho chúa và phương tiện vận chuyển lạnh. Do vậy, trước mắt có khả năng xuất khẩu khối lượng lớn. Trong tương lai, Tổng công ty cần có chương trình và biện pháp nâng cao dần tỷ trọng Rau quả tươi trong cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng Rau quả với tinh thần xuất khẩu mọi chủng loại mà khách hàng cần với khẩu hiệu "Miễn là khách hàng chấp nhận. Tổng công ty bán được hàng, thu được vốn và có lợi nhuận". Đồng thời tổng công ty lựa chọn một số chủng loại Rau quả có yêu cầu lớn và mình có khả năng mở rộng sản xuất có hiệu qủa cao như: Bắp ngọt, ngô ngọt, dứa, chuối, vải,...
3.1.2.2. Rau Quả chế biến
• Rau chế biến
Sản phẩm rau chế biến của Tổng công ty chính là: Dưa chuột muối, nấm muối, ngô ngọt... sản phẩm nấm trong đó nấm rơm và nấm mỡ đều có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới. Thương nhân Nhật Bản đánh giá đây là nguồn nguyên liệu quí cho nguồn chế biến xuất khẩu, nếu tiếp cận được thị trường và tổ chức tốt, mở rộng sản xuất thì cả nước có thể đạt sản luợng 200-300 nghìn tấn nguyên liệu/năm để xuất khẩu thu ngoại tệ với mức 100-150 triệu USD/năm. Do vậy, với cơ sở đã được xây dựng khá tốt tại các đơn vị, Tổng công ty đã chọn mặt hàng này trở thành hàng hoá xuất khẩu chính.
Sản phẩm dưa chuột muối rất được ưa chuộng tại các nước Châu Âu, hiện nay Tổng công ty đang tiến hành đưa sản phẩm này xâm nhập thị trường Mỹ và một số nước ở Bắc Mỹ.
• Quả chế biến
Quả chế biến là sản phẩm rất đa dạng về chủng loại và có tiềm năng phát triển lớn. Trong đó nước quả và nước quả cô đặc được coi là mũi nhọn. Theo Tổng công ty, hai dạng sản phẩm này sẽ trở thành hàng hoá chủ lực trong sản xuất bởi:
Thị trường thế giơí có nhu cầu lớn, trong thập kỷ 80 buôn bán nước quả trên thế giới đã tăng về trị giá gấp ba lần, đạt khoảng 5 tỷ USD năm 1990, trong năm đó nước cam chiếm khoảng trên 50% sau đó đến nước dứa, nước bưởi, nước quả có múi khác ...Nay theo đánh giá của FAO, riêng nước dứa hàng năm thị trường trên thế giới yêu cầu khoảng 400-500 triệu lít.
Việt Nam là nước có nhiều hoa quả nhiệt đới có thể chế biến thành nước quả và cô đặc với chủng loại phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới: Hiện nay, các cơ sơ sản xuất của ta đã chế biến đựoc nhiều loại nước quả như: dứa, xoài, đu đủ, chôm chôm, sữa dừa, ổi, mãng cầu, thanh long.... và đã sản xuất được một số loại.
Chất lượng nước hoa quả tuy được thị trường chấp nhận nhưng nếu đóng những lon nhỏ thuận tiện cho việc tiêu dùng (loại 240-250ml) thì bao bì chiếm trên 52%, (chủ yếu là tiền lon, mặc dù lon được sản xuất trong nước), do đó xuất khẩu bị lỗ (khoảng 0,18-0,20 USD/lon, giá FOB tính ra khoảng 2600-2800 đồng/lon trong khi có thể tiêu thụ nội địa 3200-3500 đồng/lon). Trong khi chưa xử lý được vấn đề bao bì thì hướng sản xuất nước hoa quả cô đặc để sản xuất sang thị trường xa có hiệu quả hơn; Mặc dù nó chưa phải là sản phẩm cuối cùng có bao bì nhãn hiệu hoàn chỉnh tới tận người tiêu dùng, nhưng lại là chế phẩm quan trọng có hương vị quả của nhiều loại thực phẩm, bánh kẹo và nước giải khát được chế biến tại nước nhập khẩu.
Trong các loại hoa quả chế biến nước hoa quả là nước cô đặc như đã nêu trên, ngoài dứa là loại hàng đầu bảng vì nhiều nước ưa chuộng và ta có điều kiện phát triển với quy mô lớn. Hiện nay Tổng công ty đang quan tâm đến trái đu đủ với triển vọng tốt về một số sản phẩm (purre- dạng nghiền và nước đu đủ). Trên thế giới còn có nơi chưa quen dùng loại nước này, do vậy đây là nhiệm vụ của Tổng công ty trong vấn đề tiếp thị, giới thiệu mặt hàng, chào hàng tạo nhu cầu cho khách hàng. Ngoài ra, Tổng công ty còn xuất khẩu các loại nước quả cô đặc khác như chuối, mãng cầu, xoài....
Quả chế biến xuất khẩu còn có nhiều dạng khác: Sấy khô, mứt quả... Dừa là loại quả không nhưng xuất khẩu dưới dạng tươi mà còn nhiều dạng khác như: dầu dừa, cùi dừa, khô dừa... không kể một số sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ vỏ quả dừa.