3.2Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn : Một số Giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế (Trang 45 - 48)

CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÀ NỘI

3.2Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT Hà Nội

2 Sài Đồng B 120,36 97,11(trừ lô C,D) 78,38 80,7% 3 Nam Thăng Long 61 32 17,3 56,11% 4 Hà Nội-Đài Tư 12 40 32 80% 5 Thăng Long 76,846 274 183 66,28% Tổng 118,796 181,36 543,11 376,68

Nguồn: Phòng quản lý đầu tư( Ban quản lý các KCN&CX Hà Nội) Bảng 2: Tình hình triển khai các khu công nghiệp

3.2.1 KCN Nội Bài

 Thông tin chung

- Chủ đầu tư là liên doanh giữa tổng công ty phát triển hạ tầng đô thị và tập đoàn Renong Malaysia. Tỷ lệ góp vốn là bên VN 30%, phía Malaysia 70%.

- Diện tích :100 ha. Được phát triển làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 chiếm 50 ha được thực hiện từ 8/1995 và sẵn sàng cho thuê. giai đoạn 2 chiếm 50ha. KCN Nội Bài đáp ứng rất linh động các nhu cầu đất khác nhau và có thể lựa chọn các khu đất có kích thước từ 0,25 đến 1 ha. Nếu có nhu cầu lớn hơn có thể thuê các lô liền kề nhau.

- Tổng vốn đầu tư : 29,95 triệu USD vốn pháp định 11,667triệu USD

- Thời gian hoạt động : 50 năm (đến năm 2044)

- Địa điểm : Xã Quang Tiến –huyện Sóc Sơn – Hà Nội * Cơ sơ hạ tầng:

- Hệ thống đường trong KCN được quy hoạch hoàn chỉnh.

- Hệ thống cấp nước : 7500m3/ngày đêm, nước được khoan từ các giếng trên khu vực, có khoảng 9 giếng trong đó có 2 giếng dự phòng, đường kính 400mm. Nước ngầm hút lên được qua các trạm xử lý: lắng, lọc, phun khí và khử trùng. Lượng nước dự trữ đảm bảo 30% nhu cầu 1 ngày để phòng cháy và phòng hỏng, tắc hệ thống cấp nước. Nước dùng sẽ được bơm trực tiếp từ nhà máy xử lý nước theo hệ thống.

- Hệ thống thông tin liên lạc ở KCN đặt ngầm dười lòng đất gồm 2000 đường dây cáp quang.

- Hệ thống xử lý nước thải hiện đại được sử dụng phương pháp xử lý sinh học, được xử lý ngay tại mỗi nhà máy cho đến khi đảm bảo yêu cầu về môi trường được thoát ra hệ thống.

- Trong KCN có 3 loại đường: đường chính rộng 40m, đường thu gom hàng hóa 30m, đường phục vụ kỹ thuật 20m.

- Về hệ thống cung cấp điện: trạm cung cấp điện 220KV, công suất 40MVA.

*Thông tin chi phí đầu tư:

- Giá thuê đất 45USD/m2 đến năm 2044. - Phí hạ tầng 0,08 USD/m2/năm

- Giá điện 0,08USD/Kwh - Giá nước 0,4USD

- Giá lao động phổ thông 55USD/tháng.

Tình hình hiện nay của khu:

Hiện nay KCN Nội Bài đã có 40 doanh nghiệp vào đầu tư, với tổng số vốn đầu tư là 216,525 triệu USD.(vốn pháp định là 49,597 triệu USD).

Với diện tích đất công nghiệp là 66ha, tỷ lệ lấp đầy là 100%, thì tỷ lệ vốn đầu tư của các doanh nghiệp tình bình quân trên 1ha là 3,2765triệu USD/ha.

Tỷ lệ vốn đầu tư bình quân công nhân là 0,0282 triệu USD/CN

Phần lớn các doanh nghiệp trong KCN sản xuất các thiết bị cho xe máy, ôtô như Credit Up( trục biên xe máy), Yamazaki Technical( tai biên xe máy và đĩa nén khí trong điều hoà ôtô), Broad Bring Sakura( ống bô xe máy), Filtech VN( bầu lọc gió xe máy), NCI( đề can xe máy), United Motor…chủ yếu cung cấp cho Yamaha(KCN Thăng Long), Honda( Vĩnh Phúc), và xuất

khẩu. Nguyên liệu chủ yếu là sắt, thép, silicon nhập khẩu từ các nước Nhật, Đài Loan, Singapo. Đa số nguyên liệu nhập là bán thành phẩm.

3.2.2 KCN Sài Đồng B.

Một phần của tài liệu Luận văn : Một số Giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w