Bối cảnh dẫn đến Nhà nước cần phải đổi mới cơ chế quản lý các TCSN công

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo (Trang 30 - 34)

Y tế

1.2.1Bối cảnh dẫn đến Nhà nước cần phải đổi mới cơ chế quản lý các TCSN công

các TCSN công

Trong nhiều năm qua các dịch vụ sự nghiệp ở Việt Nam đều do các tổ chức sự nghiệp công đảm nhiệm cung ứng cho xã hội. Nhà nước là người thành lập các tổ chức này và giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo kế hoạch của Nhà nước, Nhà nước bao cấp ngân sách để các tổ chức này

11 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tháng 01/2008.

hoạt động và cung ứng dịch vụ cho xã hội theo giá do Nhà nước qui định. Khi đó Nhà nước cũng là người đánh giá chất lượng và kết quả cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Tuy nhiên, cho tới năm 1997, thì Đảng và Nhà nước bắt đầu đề ra chủ trương xã hội hoá cung ứng dịch vụ công. Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc thì cơ chế cung ứng dịch vụ sự nghiệp công này đã bộ lộ những bất cập, đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này.

2.1.1.1. Yếu tố khách quan

- Trong hơn hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Điều này đòi hỏi cơ chế quản lý các TCSN công cũng cần phải được thay đổi để bắt nhịp được với điều kiện mới. Khi đó Nhà nước cần phải có cơ chế chính sách bảo đảm sao cho người dân có điều kiện tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ sự nghiệp công12.

- Cùng với quá trình phát triển kinh tế, đời sống và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, khi đó nhu cầu của họ về các dịch vụ phúc lợi xã hội ngày càng gia tăng, đòi hỏi cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong khi đó với nguồn lực hạn chế, Nhà nước khó có thể thỏa mãn đầy đủ mọi nhu cầu của người dân về cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công.

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi nước ta phải từng bước mở cửa thị trường, trong đó có cả thị trường dịch vụ, tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể tham gia cung ứng các loại hình dịch vụ, trong đó có dịch vụ sự nghiệp công.

2.1.1.2. Yếu tố chủ quan

- Ngân sách nhà nước những năm qua luôn dành cho các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công ngày càng tăng về số tuyệt đối, song nếu tính theo tỷ trọng trong tổng chi ngân sách thì dường như không có nhiều thay đổi (sơ đồ 1), trong khi dân số Việt Nam ngày càng tăng, nhu cầu đối với dịch vụ sự ngiệp công ngày càng lớn hơn. Ngân sách cấp cho các tổ chức sự nghiệp công lập giáo dục rất hạn chế, chủ yếu mới đủ để trả lương cho các cán bộ làm việc, không đủ để đầu tư chiều sâu và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, chưa nói đến để đầu tư chiều sâu và đổi mới trang thiết bị. Trong thời kỳ 2000-2004, trung bình 76% ngân sách Nhà nước chi cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo là để chi thường xuyên, chủ yếu là để chi lương cho lực lượng giáo viên và cán bộ làm việc trong lĩnh vực này; chỉ còn 24% tổng chi được dùng cho đầu tư. Nguồn lực từ ngân sách cho đầu tư hạn chế nên Nhà nước không thể cải thiện tốt điều kiện vật chất tại mọi trường học; đổi mới các thiết bị dạy và học. Đặc biệt, nguồn lực có hạn, khiến cho Nhà nước không thể đủ lực để mở rộng các chương trình quốc gia hỗ trợ những vùng, miền khó khăn, phát triển hệ thống bảo trợ xã hội để bảo vệ những nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương...

- Năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội của hệ thống các tổ chức sự nghiệp công lập trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công hạn chế. Mặc dù hệ thống các tổ chức sự nghiệp công lập đã tăng lên trong thời gian gần đây (như thể hiện ở bảng 2) nhưng tốc độ tăng này chưa theo kịp nhu cầu phát triển nhanh chóng của xã hội cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng giáo dục hạn chế, chưa đáp ứng

yêu cầu; chất lượng đào tạo chưa dựa trên nhu cầu của xã hội, dẫn đến lãng phí lớn do phải đào tạo lại nguồn nhân lực đã qua đào tạo. - Cách thức tổ chức cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập mang nặng

tính hành chính, bao cấp, không gắn kết lợi ích của tổ chức với hiệu quả cung ứng dịch vụ và chất lượng phục vụ người dân. Cho tới gần đây quá trình cung ứng dịch vụ sự nghiệp công ở Việt Nam được thực hiện theo chiều từ trên xuống, tức là từ Nhà nước - tổ chức sự nghiệp công lập - người dân. Nhà nước giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các tổ chức sự nghiệp công lập, tương ứng với đó là nguồn ngân sách cấp phát theo kế hoạch hàng năm. Tổ chức sự nghiệp công lập thực hiện kế hoạch đề ra, cung cấp dịch vụ sự nghiệp theo chỉ tiêu đã định và báo cáo kết quả (theo cơ chế hành chính) cho cơ quan chủ quản Nhà nước. Mô hình tổ chức cung ứng dịch vụ sự nghiệp công như vậy đã bộc lộ nhược điểm là thiếu mối liên hệ giữa Nhà nước và người sử dụng dịch vụ, không có người kiểm soát chất lượng dịch vụ của tổ chức nhà nước cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Nhà nước cũng không đánh giá được xem liệu ngân sách chi cho lĩnh vực sự nghiệp công có được sử dụng hiệu quả hay không. - Cơ chế quản lý của tổ chức sự nghiệp công lập còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp. Nhìn chung, các tổ chức cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhà nước vẫn hoạt động như một tổ chức hành chính nhà nước. Mọi lĩnh vực hoạt động của các tổ chức này đều do cơ quan chủ quản quyết định, từ kế họach hoạt động, cơ cấu tổ chức- bộ máy, cán bộ, chi tiêu tài chính v.v. Cơ chế này biến các tổ chức sự nghiệp công lập trở thành các cơ quan công quyền, hoạt động theo cơ chế hành chính bao cấp dẫn đến trì trệ, thiếu động lực đổi mới. Nhìn chung, những tổ chức sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế như vậy sẽ không quan tâm đến bảo đảm chất lượng dịch vụ và mức độ thỏa mãn của

người sử dụng dịch vụ của mình, chỉ miễn sao hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao và xin được càng nhiều tiền trợ giúp từ ngân sách nhà nước càng tốt.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo (Trang 30 - 34)