Kiến nghị, đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn loài Sao La

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 58 - 60)

Sao La là loại động vật quý hiếm, được coi như loài mới; hiện nay, số lượng loài Sao La đang ngày càng có nguy cơ suy giảm mạnh. Sự suy giảm số lượng Sao La cảnh bảo mức độ suy giảm đa dạng sinh học cả cả vùng sinh thái Tây Trường Sơn. Vì vậy, việc đưa ra những chính sách, biện pháp để bảo tồn loài động vật này là cần thiết và cấp bách. Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất giải pháp bảo tồn loài Sao La nói riêng và cả hệ sinh thái Vườn Quốc Gia Pù Mát nói chung.

Nên tiến hành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu bảo vệ đặc biệt, từ đó kiểm soát chặt chẽ các khu vực này. Ban quản lý Vườn Quốc Gia nên có một chương trình riêng để bảo vệ loài Sao La. Tập trung lực lượng, kĩ thuật tại các khu vực đã điều tra có sự tồn tại của Sao La theo các nội dung như:

• Kiểm soát chặt chẽ người vào ra tại khu vực bảo vệ đặc biệt.

• Tiếp tục theo dõi, kiểm tra, điều tra định kỳ sự tồn tại và phát triển

của Sao La tại Vườn Quốc Gia Pù Mát từ đó bổ sung kế hoạch quản lý và bảo tồn.

• Xây dựng mạng lưới bảo tồn viên trong công tác bảo tồn loài Sao

La.

• Tổ chức, vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tổ chức tập

huấn kiến thức bảo tồn cho người dân, cán bộ địa phương.

• Xây dựng mạng lưới tin báo nhằm xử lý kịp thời các thông tin có

Sao La do người dân cung cấp.

• Tiếp tục thực hiện chiến lược bảo tồn có sự tham gia của người dân

tại thung lũng Khe Bống.

• Tổ chức chuyển những hộ dân thuộc tộc Đan Lai hiện còn ở tại khu vực

Khe Khăng tới một nơi khác để các hộ gia đình có điều kiện phát triển kinh tế.

• Cần quy hoạch khu vực thượng nguồn Khe Chát thành khu vực bảo tồn loài Sao La và một số loài động vật lớn khác.

• Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế cho người dân vùng đệm đặc biệt là

người dân thuộc xã Môn Sơn.

• Tiến hành thu hồi các bẫy, thòng lọng, súng săn ở trong các hộ dân

trước mắt để giảm những mối đe doạ đối với loài Sao la

Bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người dân thì Ban quản lý Vườn cần phải đầu tư thích đáng cho các đối tượng tham gia công tác bảo tồn để giúp họ yên tâm hoàn thành công việc được giao.

Một số giải pháp đã được đưa ra thực hiện có hiệu quả từ đó giúp giảm bớt các tác hại liên quan đến rừng và đa dạng sinh học tại Vườn Quốc Gia Pù Mát:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân, dựa vào dân để giữ rừng. Trước hết phối hợp với các trường học trong vùng, tổ chức giao lưu tuyên truyền bằng hình thức văn nghệ, sân khấu hoá,…Tổ chức sáng tác xung quanh chủ đề bảo vệ rừng là bảo vệ tài nguyên quốc gia, bảo vệ hệ sinh thái. Hàng tháng, Vườn phối hợp với đoàn thanh niên và các trường học trung vùng phối hợp xuất bản tập san “ Pù Mát xanh” thành hàng trăm bản phát đến tận tay các thôn bản và các trường học trong vùng. Hàng năm tổ chức tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho các đối tượng từ trưởng thôn bản trở lên. Phòng giáo dục môi trường thường xuyên bám thôn, bản để tuyên truyền vận động nhân dân, hướng dẫn nhân dân biết trồng cây, con và sản xuất theo mùa vụ. Giải thích cho người dân rõ việc phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trong Vườn Quốc Gia là huỷ hoại tài nguyên rừng vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, làm tổn hại môi trường sinh thái. Từ việc kiên trì giáo dục nâng cao nhận thức người dân thì ban quản lý Vườn đã căn bản đã chấm dứt việc đốt rừng làm nương rẫy của người dân tại các xã vùng đệm như Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Chi Khê,

Châu Khê, Lạng Khê.

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm. Hiện Vườn Quốc Gia Pù Mát có 5 trạm kiểm lâm là Trạm Làng Yên, Phà Lài (Môn Sơn), trạm Thác Kèm (Yên Khê), trạm Khe Bu (xã Châu Khê), trạm Khe Thơi (xã Lạng Khê), trạm Tùng Hương (huyện Tương Dương). Số lượng kiểm lâm tại các trạm hiện còn rất ít, một kiểm lâm phải nhận kiểm soát một khu vực rừng khá rộng nên chưa thể đáp ứng đủ nhiệm vụ, yêu cầu của việc kiểm soát triệt để các vụ vi phạm. Từ thách thức này, các cơ quan chức năng cần phải tăng cường thêm số lượng kiểm lâm để bảo vệ tốt hơn cho các khu rừng và các loài động vật hoang dã.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w