9. Chơng 1 3 g
2.2. Hiện trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn Hà nội
2.2.1. Những thành tựu đạt đợc.
Trong những năm qua, công nghiệp thủ đô đã có mức tăng trởng giá trị sản xuất công nghiệp khá cao. Giai đoạn 1996-2000 tăng trởng bình quân đạt 15.36%/ năm so với 13.9%/năm của cả nớc. Bình quân 2 năm 2001-2002, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18.85%/năm, nếu tính riêng năm2002 so với năm 2001 thì tăng 24.3%. Vị thế của công nghiệp Hà nội so với cả nớc ngày càng tăng. Nếu nh năm 1995 công nghiệp Hà nội chiếm 8.19% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả n- ớc thì năm 2000 chiếm 8.72%, năm2002 chiếm 9.39%. Tăng trởng công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà nội. Nếu nh năm 1995 GDP công nghiệp chiếm 24.06% tổng GDP của thành phố thì 2000 tăng lên đến 27.19% và 2001 là 27.25%. Ngành công nghiệp đã góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của thành phố giai đoạn 1996-2000 là 30.35%/năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến của thành phố tăng từ 47.36% tổng kim ngạch xuất khẩu năm1995 lên 70.67% năm 2000 và 68.97% năm 2001.
Ngành công nghiệp đã sản xuất đợc một số loại sản phẩm góp phần trang bị lại cho nền kinh tế cả nớc và đáp ứng phần đáng kể nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Trong điều kiện KTTTm, một số doanh nghiệp công nghiệp của Hà nội đã
mạnh dạn đầu t, đổi mới trang thiết bị công nghệ, vì vậy nhiều sản phẩm làm ra đạt chất lợng đợc thị trờng trong và ngoài nớc chấp nhận.
Cơ cấu công nghiệp đã có những chuyển biến đúng hớng gắn với thị trờng: Phát triển tơng đối đa dạng, mặt khác đã bớc đầu tập trung hình thành một số nhóm ngành và sản phẩm mũi nhọn: Cơ kim khí, may, da, giày, chế biến lơng thực, thực phẩm và công nghiệp điện tử. Nhóm ngành công nghiệp hoá chất đang và sẽ có chiều hớng giảm( trừ hoá dợc) vì không phù hợp với tính chất công nghiệp của thủ đô. Cơ cấu các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hớng củng cố và phát triển tơng đối đồng đều ở các thành phần kinh tế .
Công nghiệp thủ đô đã đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp so với tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế đã tăng lên.
Tổ chức sản xuất, quản lý đã bớc đầu đổi mới phù hợp hơn với nền sản xuất, hoạt động theo cơ chế thị trờng.
Nhìn chung các dự án đầu t nớc ngoài vào công nghiệp thủ đô đã đi đúng h- ớng, khai thác các thế mạnh của Hà nội là kỹ thuật điện, điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc, công nghiệp chế biến lơng thực, thực phẩm, công nghiệp may, da, giày.
Từ 1996 đến nay, thành phố đã tập trung chỉ đạo, quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp tập trung. Đến nay, ngoài 9 khu công nghiệp tập trung đã có từ trớc, đã quy hoạch và xây dựng đợc 5 khu công nghiệp tập trung mới có hạ tầng đồng bộ, hiện đại và 13 khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ, bớc đầu đáp ứng đợc nhu cầu mặt bằng cho phát triển công nghiệp trên địa bàn thủ đô.
2.2.2. Những khó khăn, hạn chế.
Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp cha tơng xứng với tiềm năng và nguồn lực của Hà nội. Tỷ trọng GDP công nghiệp của Hà nội so với GDP công nghiệp của cả nớc mới đạt 6.8% ( năm2000) trong khi đó tỷ trọng này của thành phố HCM là 35.8%. Nhịp độ tăng trởng GDP công nghiệp của Hà nội còn thấp so với mức tăng trung bình của các trung tâm công nghiệp lớn khác.
Một số sản phẩm công nghiệp của Hà nội đã bị mất dần vị trí đối với cả nớc nh: Động cơ điezen, quần áo dệt kim, thuốc lá điếu... sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nhìn chung còn yếu.
Trên địa bàn thủ đô, nhiều mặt hàng từ thành phố HCM, Trung Quốc ...đang lấn át hàng công nghiệp của thủ đô. Phần lớn các sản phẩm hàng hoá công nghiệp của Hà nội không vơn ra khỏi các tỉnh Bắc Bộ.
Việc di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trờng ra ngoại thành còn chậm.
Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tập trung còn thấp, công tác xúc tiến đầu t công nghiệp trên địa bàn còn yếu nên số lợng các dự án đầu t vào Hà nội trong thời gian qua còn ít, cha tơng xứng với tiềm năng của thành phố.