Giải pháp chung là cần tận dụng triệt để thời cơ để đẩy lùi thách thức và tạo ra thời cơ mới hơn. Cũng cần thấy rõ vai trò của doanh nghiệp, của Nhà nước là quyết định. Doanh nghiệp đương đầu với cạnh tranh nên phải trang bị đầy đủ về trí lực, năng lực và tài chính. Nhà nước là người mở đường thì chính sách kip thời sáng suốt, phù hợp với cam kết gia nhập WTO. Giải pháp cụ thể cho từng thách thức và khó khăn như sau:
1. Về nông nghiệp:
Người nông dân cần liên kết chặc chẽ với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để giảm thiểu rủi ro do tác động của thị trường bằng cách:
+ Trong quá trình sản xuất người sản xuất kí hợp đồng kì hạn với doanh nghiệp để nhận sự viện trợ về vốn, công nghệ, kĩ thuật… từ doanh nghiệp để sản xuất ra hàng hóa đạt chất lượng tốt năng suất cao. Sau đó đến lúc thu hoạch, các nông sản đó được bán cho doanh nghiệp đã kí kết như ban đầu. Như vậy nông dân gián triếp nhận được sự hổ trợ mà không vi phạm quy định của WTO đồng thời hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
+ Để giảm rủi ro do biến động giá cả người sản xuất có thể thõa thuận giá cả đảm bảo có lợi nhuận với doanh nghiệp trước, đến khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp sẽ không bị lỗ nếu trường hợp giá cả của mặt hàng đó xuống giá. Với biện pháp này nếu người bán được lợi thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại nếu như doanh nghiệp không dự đoán đúng giá cả trong tương lai.
Đầu tư cho giáo dục, chăm sóc y tế và các dịch vụ công cộng khác là cần thiết để tăng khả năng tiếp cận của khu vực nông thôn với cơ hội có được từ hội nhập. Tiếp tục xóa đói, giảm nghèo, trong đó tập trung tạo việc làm phi nông nghiệp cho lực lượng lao động ở nông thôn là giải pháp quyết định ổn định xã hội nâng cao mức sống của các hộ gia đình. Chính sách phát triển nông nghiệp cần chú ý khả năng tái nghèo của nhiều hộ gia đình nông nông. Tăng cường phổ biến thông tin khoa học kĩ thuật canh tác, tích cực triển khai quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến nông sản là những hỗ trợ đáng kể cho sản xuất nông nghiệp mà không trái với quy định của WTO.
2. Về pháp luật
Chính phủ Việt Nam đã đề ra Chương trình xây dựng luật pháp để gia nhập WTO với hai phần: luật phục vụ nghĩa vụ của các nước thành viên WTO (bắt buộc) như: Luật Cạnh tranh; Luật Thương mại; Luật Đầu tư (không phân biệt đầu tư trong hay ngoài nước); Sở hữu trí tuệ, Bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi… và luật về quyền của nước thành viên (không bắt buộc) như Pháp lệnh Chống bán
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng: sửa đổi luât doanh nghiệp và luật các tổ chức tín dụng, xây dựng và chỉnh sửa, bổ sung các quy định cấp phép, tổ chức và các hoạt động tổ chức tín dụng phù hợp với cam kết WTO, hoàn thiện các quy định về quản lí ngoại hối, cải cách hệ thống kế toán ngân hàng, phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, hoàn thiện các quy định về thanh toán không dùng tiền mới, quy định về các dịch vụ và nghiệp vụ ngân hàng mới
Cần rà soát lại các quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, trước hết là vấn đề tiền lương, quan hệ lao động, đào tạo và đào tạo lại, di chuyển lao động để sớm sửa đổi, các quy định này cần được mở rộng về phạm vi áp dụng và nâng cao hiệu quả cưỡng chế thi hành.
3. Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần phải công khai các thông tin về doanh nghiệp mình, phải xác định vị trí, lợi thế, mặt mạnh, mặt yếu để định hướng kinh doanh theo hướng hội nhập, các doanh nghiệp sẽ phải tích cực nâng cao năng lực quản lý, chú trọng sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng và cải thiện văn hoá doanh nghiệp.
Thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết TRIPs, tôn trọng quyền SHTT cũng là giải pháp khuyến khích sáng tạo, khích lệ doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hoạt động R&D, đặc biệt là ở những ngành hàng đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao, mang lại lợi kinh tế ích lớn, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh các hoạt động R & D, góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và những sản phẩm ngành hàng.
Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và kỹ năng nghề, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, tác phong, thái độ làm việc của người lao động; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các công ước quốc tế; hoàn thiện và phát triển thị trường lao động.
Các doanh nghiệp phải có sự nhạy cảm và năng động trước các sự cạnh tranh, nắm bắt tình hình, dự báo tình hình, rồi tiếp cận thị trường, tìm nguồn, xây dựng thương hiệu tốt hơn…, điều này sẽ làm doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh hơn.
Các doanh nghiệp cần liên kết lại với nhau để tạo nên sức mạnh chung để có đủ năng lực để cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
4. Về hàng xuất khẩu
Giảm chi phí giao dịch, kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu. Triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên, phụ liệu, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, giày dép…Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hóa và cải cách thủ tục hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính đi đôi với việc tăng cường hợp tác phối hợp giải quyết vụ việc liên quan giữa các bộ, ngành. Sớm triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực
vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Brazil, Hàn Quốc, Singapore, Australia, New Zealand…
Mở rộng quan hệ với nhiều nước, không ngừng tìm kiếm thị trường mới để đưa hàng hóa ra nước ngoài. Hiện nay Trung Đông và Châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng - Tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông qua việc xem xét điều chỉnh những qui định không phù hợp, hạn chế xuất khẩu thời gian qua.
Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu… bị bãi bỏ. Cần sử dụng nguồn vốn này và bổ sung thêm để thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư: nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hóa xuất khẩu; đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu.
Điều tiết tỉ giá hối đoái, lạm phát. Vai trò quản lý vĩ mô là phải điều tiết sự thay đổi tỉ giá hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.
5. Nhà nước
Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và giúp các doanh nghiệp phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ổn định tài chính vĩ mô, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng phát triển bền vững.
Trong quá trình hội nhập tuy có những chính sách hay hoạt động Nhà nước không can thiệp vào nhưng vài trò Nhà nước không hề giảm nhẹ mà còn đóng vai trò quan trọng. Nhà nước vạch ra các chính sách, định hướng phát triển kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt khi không có rào cản Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp hổ trợ các doanh nghiệp thông qua hai nhóm biện pháp: Nhóm được thừa nhận chung trong WTO và nhóm các ưu tiên nhất định (dành cho các nước đang phát triển). Ngoài ra khi xảy ra tranh chấp Nhà nước là cơ quan đại diện doanh nghiệp giải quyết tranh chấp.
6. Ngoài ra cần phổ biến thông tin về WTO, cập nhật thường xuyên tin tức về kinh tế, chính trị thế giới… để dự báo và có chiến lược ứng phó kịp thời đúng lúc
KẾT LUẬN