Đánh giá hoạt động tín dụng qua 3 năm của ngân hàng thơng qua các tỷ số tài chính:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng và các biện pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành - Đồng Tháp (Trang 54 - 57)

các tỷ số tài chính: Bảng 18: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 Vốn huy động (VHĐ) 57.400 66.390 85.090

Doanh số cho vay (DSCV) 103.930 152.840 204.390

Doanh số thu nợ 87.680 118.020 180.530

Tổng dư nợ 88.950 123.770 147.630

Nợ quá hạn (NQH) 215 137 4519

Doanh thu 9.300 11.500 19.800

Lợi nhuận 5.700 7.000 9.000

Tỷ suất lợi nhuận (%) 61,29 60,87 45,46

VHĐ/tổng dư nợ (%) 64,53 53,64 57,64

Thu nợ/DSCV (%) 84,36 77,22 88,33

NQH/tổng dư nợ (%) 0,24 0,11 3,06

Nguồn Phịng tín dụng

1. Vốn huy động trên tổng dư nợ:

Năm 2004, tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ chiếm 53,64% giảm 10,89% so với tỷ lệ này trong năm 2003, tuy nhiên, tỷ lệ này đã là khá ổn định, vì với tỷ lệ trên 50% thì được xem là ngân hàng hoạt động cĩ hiệu quả, nguồn vốn huy động được sử dụng vào mục đích tín dụng là chủ yếu, tính tự chủ của ngân hàng ngày

một cao. Và trong năm 2005 tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ lại tăng lên tương đối ổn định, đạt 57,64%, tăng 4% so với tỷ lệ này của năm 2004. Điều này cho ta thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ làm cơng tác tín dụng, chính họ là người gĩp phần vào việc sử dụng đồng vốn cĩ hiệu quả.

2. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay:

Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay trong năm 2004 là 77,22%, giảm 7,14% so với năm 2003, sự giảm sút này là do trong năm, giá nhiên liệu tăng vọt, khiến cho bà con nơng dân nơi đây gặp rất nhiều khĩ khăn vì chi phí sản xuất nơng nghiệp cũng tăng theo mà giá sản phẩm đầu ra thì chỉ tăng nhẹ. Nhưng đến năm 2005 thì tình trạng này đã ổn định, tỷ lệ này đạt được là 88,33%, tăng 11,11% so với năm 2004, từ đĩ cho thấy người dân đến vay đã cĩ thể tự chủ trong việc trả nợ và là nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Như vậy, năm qua thì tỷ lệ này tăng cao nhất trong những năm gần đây, từ đĩ ngân hàng cĩ thể yên tâm hơn vì đồng vốn mà mình đã bỏ ra cho vay cĩ thể thu hồi lại một cách cĩ hiệu quả.

3. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trong năm 2004 tiếp tục giảm so với năm 2003, tỷ lệ này trong năm 2004 là 0,11%, giảm 0,13% so với năm 2003. Cĩ được điều này là do trong cơng tác tín dụng, cụ thể là trong việc thẩm định các dư án trước khi vay vốn là tương đối tốt, các dự án được đàu tư trong năm luơn được thực hiện theo đúng quy định cho phép và theo sự lãnh chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng. Đồng thời, trong năm 2005, thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là khá khả quan, chiếm 3,06%, tỷ lệ này đảm bảo theo quy định là dưới 5%. Như vậy, trong ba năm qua, tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ luơn được đảm bảo và từng bước hạ thấp đến mức tối thiểu nhất. Điều này thể hiện khả năng lãnh đạo của ban giám đốc ngân hàng và sự tận tâm với cơng việc của tập thể cán bộ ngân hàng, đồng thời cũng xuất phát từ ý thức vay của người dân khi đi vay vốn.

4. Tỷ suất lợi nhuận:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thể hiện thơng qua tình hình thu nhập, lợi nhuận, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta thấy trong ba năm qua, doanh thu của ngân hàng khơng ngừng tăng cao, và đạt được mức ổn định, đồng thời lợi

nhuận của ngân hàng cũng tăng khá nhanh và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm là tương đối ổn định và giữ ở mức cao. Cụ thể là:

Trong năm 2003 thì thu nhập của ngân hàng chỉ cĩ 9.300 triệu đồng, và lợi nhuận đạt 5.700 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt 60,29%, đây là một tỷ lệ khá cao. Đến năm 2004 thì doanh số thu nhập của ngân hàng tiếp tục được nâng cao, đạt 11.500 triệu đồng, tăng 23,66% so với thu nhập trong năm 2003, và lợi nhuận đạt được là 7.000 triệu đồng, lợi nhuận tăng so với năm 2003 là 22,80%, tỷ suất lợi nhuận đạt 60,87%, giảm 0,42% so với năm 2003. Và trong năm qua, doanh số thu nhập của ngân hàng lại tăng lên rất nhanh, đạt 19.800 triệu đồng, tăng 72,17% so với thu nhập năm 2004, lợi nhuận đạt được của ngân hàng trong năm đạt 9.000 triệu đồng, tăng 28,57% so với lợi nhuận năm 2004, và tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của ngân hàng đạt 45,46%, giảm 15,41% so với tỷ lệ này trong năm 2004.

Tuy tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng trong ba năm qua cĩ giảm nhưng nguyên nhân làm giảm tỷ lệ này khơng phải là do ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả mà là do trong những năm qua, chi nhánh ngân hàng đã tăng cường chi phí, mạnh dạn đầu tư vào các nghiệp vụ huy động vốn nhằm thu hút nhiều hơn khách hàng và mở rộng quy mơ hoạt động, đồng thời tăng cường mua sắm thêm các máy mĩc, thiết bị phục vụ tốt nhất trong hoạt động của ngân hàng, điều này khơng chỉ mang lại hiệu quả riêng cho ngân hàng mà cịn mang lại hiệu quả cho những khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng.

Hiệu quả của ngân hàng được thể hiện thơng qua các tỷ số tài chính như doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.... Đồng thời cịn được thể hiện bằng hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Cịn hiệu quả đối với người đi vay, những người tạm thời thiếu vốn là họ cĩ thể sử dụng được đồng vốn một cách hiệu quả để đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của mình, gĩp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập của mình, phục vụ mục tiêu cơng nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn, gắn kết được “Bốn nhà” trong hoạt động kinh doanh theo xu hướng hiện nay là: nhà nơng, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà bank.

Chương 4

CÁC BIỆN PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNGTẠI NHNo&PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng và các biện pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành - Đồng Tháp (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w